Khi sắp xếp lưu ý những gì? Bố cục nào là tốt trong khi mixing?

Project phối nhạc

Lưu ý về cách sắp xếp, bố cục mixing trong âm nhạc

Trong quá trình mixing có thể sẽ có nhiều cách làm khác nhau, cùng với vô số các kỹ thuật mixing. Việc sắp xếp kém rất khó tạo ra một bản nhạc tuyệt vời. Bởi phần nào đó, bạn sẽ không thấy rõ mối quan hệ giữa các thành phần trong khi mixing. Vì vậy bạn cần phải có kiến thức khi sắp xếp lưu ý những gì và bố cục nào là tốt trong khi mixing nhằm cân bằng các phần tử âm thanh.

Khi sắp xếp lưu ý những gì?

Sắp xếp và bố cục ở đây có nhiều ý nghĩa. Sắp xếp là việc làm theo tuần tự, có thứ tự các phần tử, và bố cục là việc kết hợp các phần tử đã được sắp xếp đó một cách hợp lý. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng khi một bản nhạc được chơi, các phần tử âm nhạc được thêm vào hoặc bỏ đi tùy theo từng đoạn cấu trúc của bài hát. Các công cụ xử lý như EQ, volume, panning, dynamic, effect được lồng ghép thêm vào trong từng giai đoạn. Việc sắp xếp và bố cục cũng giúp việc quản lý dễ dàng hơn.

Có hai cách sắp xếp chính là sắp xếp theo chiều dọc và sắp xếp theo chiều ngang. Để thuận tiện chúng ta đi đến cách sắp xếp theo chiều ngang trước, vì nó dễ hiểu và thông dụng hơn.

Sắp xếp theo chiều ngang

Sắp xếp theo chiều ngang đề cập đến diễn biến của sự kiện âm nhạc theo thời gian. Điển hình sắp xếp theo chiều ngang sẽ như sau:

Intro/verse/chorus/verse/chorus/bridge/chorus/vamp/fade

(Mở đầu/lời đầu/điệp khúc/lời hai/điệp khúc/chuyến/điệp khúc/ giãn/kết thúc)

Tất nhiên là sự sắp xếp này sẽ tùy theo từng bài. Phần lớn việc bố trí các đoạn này sẽ do người nghệ sĩ, phối nhạc làm việc. Công việc của người mixing chính là duy trì sự phát triển này theo tiến trình của bài hát.

Bạn sẽ cần quan tâm đến các điển hình, các yếu tố mang đến sự kịch tính, căng thẳng, thư giãn, thoái trào, cao trào, giải phóng… có trong bài nhạc. Để làm được điều này, người mixing cần nắm chắc ý nghĩa và sức mạnh của động lực – dynamic.

Trong mọi tác phẩm đều có các yếu tố tương phản. Chúng ta có thể hình dung như giữa việc béo và gầy, rộng và hẹp, nhỏ và lớn. Trong các đoạn sẽ có sự tương phản giữa: Căng thẳng và giải thoát, kịch tính và thư giãn, cao trào và thoái trào. Rõ ràng, mọi việc càng rõ ràng thì bạn càng đến gần với mục đích hơn.

Ví dụ, trong phần điệp khúc, giọng hát sẽ được đẩy mạnh hơn và tiếng vang lớn hơn, để tạo cảm xúc mạnh mẽ và sâu xa, tách biệt với phần lời đầu nhẹ nhàng và thổn thức.

Thử thách lớn nhất chính là việc khiến các đoạn cao trào không bị lấn át bởi các phần khác trong bản nhạc. Ví dụ như điệp khúc không nổi bật so với lời bài hát. Bởi vậy hãy tìm sự cân bằng trong các đoạn.

Phát triển động lực qua các đoạn của bản nhạc

Một khía cạnh khác mà các bạn làm phòng thu cần để ý là sự phát triển của các nhạc cụ riêng lẻ trong tiến trình phát. Một số nhạc cụ sẽ được giản lược trong một số đoạn và được tăng cường trong một số đoạn khác. Yếu tố này đáng được quan tâm bởi lẽ việc xử lý hiệu ứng với chúng sẽ thay đổi ở từng đoạn. Bởi vậy, bạn sẽ cần quan tâm đến cách sắp xếp theo chiều dọc.

Sắp xếp theo chiều dọc

Sắp xếp theo chiều dọc chính là đề cập đến các phần tử âm thanh được phát trong mỗi đoạn. Mỗi phần tử Âm thanh này có thể là giọng hát, nhạc cụ, trống, bass hay hiệu ứng. Xem xét theo chiều dọc có liên quan đến rất nhiều yếu tố, trong đó có tần số – EQ, âm lượng – volume, xoay – panning và hiệu ứng được thêm vào lúc đó. Liệu chúng có bị cạnh tranh lẫn nhau không? Chúng có hòa hợp hay không? Mục tiêu của chúng ta là khiến chúng thật sự rõ ràng khi cùng phát với nhau trong cùng một giai đoạn.

Sắp xếp mixing
Phát triển động lực qua các đoạn của bản nhạc

Tất nhiên, bạn cũng cần nhớ rõ ràng việc nhạc cụ nào, chơi nốt gì đều phụ thuộc vào bản phối của người nghệ sĩ. Nếu được, hãy góp ý nhằm tạo ra sự rõ ràng hơn. Nhưng hãy cẩn thận vì một số nghệ sĩ không thích sự góp ý của bạn.

Những điều này có thể thay đổi theo từng thể loại.

  • Yếu tố nền tảng – Foundation: Thường là bass và trống drum, cũng có thể là guitar miễn là chúng tạo ra nhịp điệu và tiết tấu. Trong một số trường hợp, ví dụ, band nhạc có ba nhạc cụ, thường yếu tố nền tảng chỉ có trống, vì bass sẽ chơi nốt giai điệu.
  • Yếu tố nền – Pad: Có thể là một nốt nhạc hoặc hợp âm kéo dài được bổ sung thêm vào tạo sự gắn kết giữa đoạn. Thường là cây đàn organ Hammond, piano Fender Rhodes, đôi khi là tiếng bộ dây kéo dài, Ngoài ra, tiếng guitar điện khi chơi một hợp âm dài cũng là một phần tử của yếu tố nền.
  • Yếu tố nhịp điệu – Rhythm: Yếu tố nhịp điệu có thể đến từ bất kỳ nhạc cụ nào, miễn là nó tạo ra tiết tấu, giai điệu và tạo thành một vòng lặp nhất định. Đôi khi một số nhạc cụ bộ gõ cũng được gọi là nhạc cụ nhịp điệu. Yếu tố nhịp điệu tạo nên sức hút, năng lượng, sự chuyển động của bài hát.
  • Yếu tố dẫn dắt – Lead: Đây là loại âm thanh chủ đạo, có thể là giọng hát hoặc nhạc cụ chính chơi solo. Mọi yếu tố khác đều nhằm mục đích tôn lên yếu tố này. Điều đó có nghĩa là yếu tố dẫn dắt không bị lấn át bởi các nhạc cụ khác.
  • Yếu tố báo chuyển – Fill: Thường thì người ta sẽ dùng trống để báo, nhưng cũng có thể là nhạc cụ để báo. Câu báo thường xuất hiện cuối đoạn và dùng để chuyển từ đoạn này sang đoạn khác của bản nhạc. Có những câu báo ngắn giữa đoạn và những câu báo dài hơn. Đây là một trong những yếu tố tạo nên nét hấp dẫn cho bài hát.

Bảng 1: Các yếu tố của một ca khúc.

Các yếu tố của một ca khúc
Các yếu tố của một ca khúc

Sau khi nhận thức các vấn đề trong bản nhạc của bạn được sắp xếp như thế nào, hãy lấy một bản nhạc mà bạn yêu thích, lắng nghe và lên cấu trúc sắp xếp. 

Ví dụ về cách sắp xếp trong bài “Born this way” của Lady Gaga.

Bạn có thể thấy rõ ràng rằng để tạo sự thú vị cho bản nhạc, động lực và năng lượng được thay đổi hết từ phần này sang phần khác. Các sự thèm bớt nhạc cụ tăng cường sự dữ dội và thả lỏng cho từng phần.

  • Nền tảng: Trống drum và bass.
  • Phần nền: Tiếng synth pad là phần nổi bật trong câu đầu tiên. Nó vẫn có trong các phần khác của bài hát nhưng nhỏ hơn để tạo sự kết dính cho cả bài.
  • Nhịp điệu: Sử dụng một synth mạnh mẽ với tiếng sóng dạng sawtooth, bạn có thể nghe thấy nó ở đoạn nửa sau của lời đầu tiên.
  • Các cầu báo: Không có phần tham gia của hát. Một số loại tiếng synth và hiệu ứng.
  • Dẫn dắt chủ đạo: Giọng hát của Gaga.

Lắng nghe bài hát và để ý những đặc điểm nêu sau

  • Nửa đầu verse chỉ có giọng hát nền pad và nhịp rhythm.
  • Bốn ô nhịp đầu tiên của verse thứ hai chỉ có giọng hát, kick drum.
  • Nửa đầu của bridge chỉ có giọng nói, synth bed và âm thanh hiệu ứng.
  • Nửa đầu của out điệp khúc chỉ có giọng hát và kick drum.
  • Nửa cuối của điệp khúc, nơi có những thành phần chính lead và giọng hát kết hợp.

Bố cục bài hát theo ý nghĩa tiền cảnh và hậu cảnh

Khi bạn sắp xếp theo chiều dọc và chiều ngang, ngay lập tức bạn sẽ hình thành sự mong muốn yếu tố nào là chính và yếu tố nào là nền.

Yếu tố chính và yếu tố nền như trong một bức tranh, bạn dễ dàng nhận ra đâu là nhân vật chủ đạo và các lớp nền của nó. Thực tế là ngay lúc bạn sắp xếp, bạn đã cảm nhận được điều này. Từ đó bạn sử dụng các yếu tố xử lý EQ, volume, pan, dynamic và hiệu ứng cho phù hợp.

Bố cục phần tử theo quy tắc số lượng

Giới hạn số phần tử được thể hiện. Thông thường không nên có nhiều hơn bốn yếu tố được chơi cùng một lúc. Đôi khi ba yếu tố có thể hoạt động tốt, nhưng rất hiếm khi có năm yếu tố đồng thời hoạt động. Lý do là khi có hơn năm yếu tố đồng thời diễn ra khiến tại người dễ nhầm lẫn và mệt mỏi.

Để giải thích kỹ hơn, các yếu tố ở đây là các yếu tố khi được phát trên cùng một đoạn, một khu vực trên trường âm thanh trái phải. Bởi vậy, trong quá trình mixing bạn có thể có nhiều hơn rất nhiều các yếu tố trên trường âm thanh nổi, có thể lên tới 24 yếu tố mà ta phải quan tâm khi trộn. Tất nhiên, càng nhiều yếu tố thì đòi hỏi kỹ thuật trộn càng phải cực tốt và chỉ có những kỹ sư giàu kinh nghiệm mới có thể thực hiện điều này.

Bố cục phần tử theo quy tắc tần số

Mọi thứ đều nằm trong dải tần số riêng của nó. Sự sắp xếp và hỗn hợp sẽ tốt nhất nếu các nhạc cụ nằm trong dải tần số riêng mà nó thể hiện tốt nhất.

Ví dụ, nếu một tổ hợp nhạc và guitar nhịp điệu trong cùng một quãng tám, chúng sẽ xung đột về tần số và tranh chấp nhau. Giải pháp là thay đổi để chúng được thể hiện trên các tần số khác nhau.

Cách làm:

  • Tắt nhạc cụ không cần thiết khi xuất hiện hai nhạc cụ có cùng cao độ chơi một lúc. Hãy sử dụng deactive, không nên xóa bỏ, bởi có thể lúc nào đó bạn sẽ sử dụng lại chúng.
  • Giảm âm lượng. Đôi khi bạn cũng sẽ cần tăng lên để nghe rõ hơn.
  • Điều chỉnh EQ để chúng hoạt động khác biệt, khiến chúng không cạnh tranh nhau trên dải tần phổ – spectrum frequency.
  • Di chuyển nhạc cụ đó đến một vị trí khác. Nếu có quá nhiều bản nhạc cạnh tranh, hãy di chuyển, xoay – panning chúng.
  • Thay đổi cách sắp xếp và bố cục bản nhạc. Nếu mọi chuyện chưa diễn ra theo đúng như ý muốn, hãy làm điều này.

Ngày nay, có nhiều nghệ sĩ hoặc ban nhạc không sắp xếp theo thứ tự như đã định trước. Họ có thể sẽ có một vài nhạc cụ chơi xuyên suốt toàn bản nhạc, từ đó tạo ra vô số sự xung đột. Hãy để tâm đến điều này và hãy trao đổi với các nghệ sĩ, band nhạc nếu như bạn thấy điều đó không ổn.

Ở một mặt khác, có một số phần tử cùng một loại nhạc cụ nhưng nó nằm ở nhiều yếu tố khác nhau, có thể là nhịp điệu, có thể là dẫn dắt, solo hay nền. Vì thế, cách dễ dàng nhất là nên chia các nhóm theo nhạc cụ, công cụ hoặc chức năng sử dụng.

Bài viết liên quan:

Chat with Facebook