Cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành mixing?

mixing project

Các bước chuẩn bị trước khi tiến hành mixing

Mixing là quá trình tổng hợp nhiều bản nhạc với nhau. Điều đó có nghĩa bạn sẽ nhận được các bản ghi âm từ các kỹ sư thu âm theo cách truyền thống, hoặc các bản nhạc dưới dạng bộ dự án – project từ những kỹ sư mixing khác, nhà sản xuất âm nhạc, các nghệ sĩ. Việc đầu tiên bạn cần làm chính là hiểu bản nhạc đó, hay còn nói cách khác, nắm được các khía cạnh, đặc điểm, tính chất, thông điệp, các yếu tố phần tử nhạc cụ… mà người nghệ sĩ và bản nhạc đó mang lại. Sau đó công việc mixing sẽ bắt đầu.

Giờ đây hầu hết các bản ghi âm – record, chỉnh sửa – edit, mixing và biên tập – master đều được thực hiện trong DAW – digital audio Workstation. Dần dần, ranh giới giữa các chức năng của analog và kỹ thuật số ngày càng trở nên mờ nhạt bởi chúng ngày càng tương đồng.

Việc biết cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành mixing một cách tốt nhất trước khi mix sẽ giúp bạn tránh những sai lầm không đẳng có và dễ dàng kiểm tra khi có vấn đề, tạo điều kiện cho sự kết hợp dễ dàng hơn, không bị nhầm lẫn giữa các track, các tệp tin, nhiệm vụ hiệu ứng và định tuyến khi sử dụng.

Thường sẽ chia làm hai nhiệm vụ riêng biệt: Chuẩn bị theo phiên làm việc và chuẩn bị cho cá nhân.

Chuẩn bị theo phiên làm việc

Hồi trước, các phiên làm việc chủ yếu dựa vào các yếu tố bên ngoài như bàn điều khiển – mixing console, thiết bị gắn ngoài – outboard gear và băng từ – tape machine. Ngày nay, đa số các phiên làm việc được thực hiện trên DAW, chúng ta cần xem xét về cách sắp xếp các track, tệp tin, bố cục trình bày một cách kỹ lưỡng.

Sao chép tệp, đặt tên dự án và phiên làm việc

Bạn không nên sử dụng tệp gốc hoặc phiên làm việc gốc mà bạn được cung cấp, bởi một lúc nào đó có thể bạn làm bị lỗi và muốn quay lại tệp ban đầu.

Đa số trong các DAW ngày nay, không cần thiết phải thay đổi tên theo ngày tháng làm việc nữa, bạn chỉ cần đặt một cách đơn giản theo số thứ tự làm việc.

Nói cách khác, hồi trước, khi các kỹ sư, nhạc sĩ làm việc với băng từ, họ bắt buộc phải ghi chú tất cả nội dung lên giấy trên mỗi phiên làm việc. Ngày nay, mỗi lần bạn làm việc, chỉnh sửa, DAW sẽ lập tức ghi chú lại điều đó. Ví dụ như, thời gian làm việc. Điều bạn cần ghi là số thứ tự để xác định một cách dễ dàng là ở phiên trước hay phiên sau mà thôi.

Ngày nay, việc lưu trữ điện tử trên ổ cứng, ổ flash hay sao lưu trực tuyến ngày càng dễ dàng. Để tránh mất dữ liệu, bạn nên lưu nó ở nhiều nơi có thể.

Track timing | Thay đổi thời gian theo dõi

Trong quá trình ghi âm, đôi khi người chơi sẽ mắc những lỗi về nhịp độ, thời gian. Cho dù ban đầu, trong quá trình ghi, thậm chí nghe lại, bạn có thể cảm thấy nó khá ổn. Tuy nhiên, chúng vẫn có lỗi và dễ nhận biết, thậm chí sự hiện diện của lỗi đó bị tăng cường lên trong quá trình mixing bài nhạc. Đánh dấu các vị trí, dùng các công cụ chỉnh sửa mà bạn có để thay đổi chúng hoặc cầu kỳ hơn, bạn cho tiến hành thu âm lại đoạn đó.

Đối với việc chỉnh nhịp độ – tempo của bản nhạc: Dựa vào tiết tấu, có thể là nhịp điệu rhythm, trống drum để xác định nhịp độ – tempo cho bản nhạc. Đưa tất cả các đoạn âm thanh trên các đường track theo dõi về cùng một nhịp độ. Điều này rất quan trọng, bởi trong nhiều DAW, chúng ta sử dụng các công cụ giả lập – plugin có liên quan đến vấn đề thời gian dựa vào nhịp độ, thường có chữ sync kèm theo. Sự thống nhất này dễ dàng quản lý hơn.

Bên cạnh đó, lỗi thường xuyên nhất chính là sự không đồng nhất về nhịp điệu, nhịp độ trong các đoạn của các bản nhạc. Ví dụ, trống và bass 

có nhịp độ không hợp nhau. Nghe tổng thể có thể thấy rằng chúng cùng nhau phát một cách song song. Thế nhưng khi làm việc chi tiết với nhiều nhạc cụ, chúng sẽ tạo ra kết cấu rời rạc và cẩu thả.

Một số công cụ giúp khớp được các vị trí nhịp trên các bản nhạc với nhau. Tất nhiên là vấn đề này luôn đến từ người nghệ sĩ khi họ tiến hành thu trực tiếp, bạn có thể đề xuất thu lại nếu thực sự vấn đề quá lớn hoặc khó sửa chữa.

Kiểm tra fade

Khi thu âm bắt buộc bạn phải cắt ghép rất nhiều đoạn clip âm thanh, Khi ghép chúng lại với nhau, bạn sẽ tạo ra các hiệu ứng mờ dần – fade in/fade out, các đoạn giao nhau – cross fade về âm lượng giữa các đoạn âm thanh.

Kiểm tra xem các thành phần giao thoa có khớp với nhau và đều đặn hay không.

Việc sử dụng các fade làm giảm những cú click vụ bật nổ không đáng có trong quá trình xử lý âm thanh.

Remove noise | Loại bỏ tiếng ồn

Tiếng ồn cần phải được xử lý kỹ lưỡng. Đôi khi có những tiếng ồn tiềm ẩn chỉ xuất hiện khi bạn mixing các track với nhau. Chủ động loại bỏ bất kỳ tiếng ồn nào, bản nhạc sẽ nghe rõ ràng và gọn gàng hơn.

Cắt bỏ phần đầu và đuôi thừa. Bình thường khi ghi âm một đoạn nhạc, chắc chắn bạn sẽ ghi dự ra, hãy loại bỏ phần không cần thiết

cho tới đoạn bạn cần cắt ghép, Có thể bạn sẽ lợi để mờ – fade một chút để giảm sự đột ngột của âm thanh,

Chỉnh sửa các điểm giao thoa – cross fade: Một vấn đề khi lồng ghép các đoạn clip audio với nhau chính là những đoạn bị thiếu thông tin hoặc cộng gộp thông tin, khiến âm thanh có thể bị bật. Cố gắng giữ điểm giao thoa này đủ ngắn để loại bỏ sự chênh lệch đó.

Xóa những note thừa khỏi bản nhạc MIDI, khi ghi MIDI, bạn có thể ghi chèn hoặc đứt đoạn, lúc đang chơi có thể bạn sẽ không thấy có vấn đề, nhưng đến khi bạn sử dụng các hiệu ứng bổ sung, mọi thứ trở nên rõ rệt và lộ rõ.

Comping | Gộp các đoạn nhạc

Khi bạn thu âm một nhạc cụ, bạn phải tiến hành thu thành nhiều bản nhạc nhỏ lẻ và lựa chọn đoạn phù hợp nhất để phát lại trên track theo dõi. Và để làm việc được, bạn tiến hành gom chúng lại với nhau thành một đường dẫn cụ thể (track), hoặc đưa nó thành một trạng thái bản nhạc duy nhất của nhạc cụ đó. Lưu ý rằng các đoạn nhạc nhỏ lẻ không dùng để mixing, các bản nhạc sau khi gộp mới được dùng để mixing.

Trong quá trình gộp, các bản thu có thể có những mức âm khác nhau, hoặc có chút sắc thái khác nhau. Lúc này, bạn cần tinh chỉnh chúng một cách kỹ lưỡng để khi gộp dễ dàng hài hòa với nhau hơn.

Tune/Pitch | Nắn chỉnh âm thanh

Chắc chắn trong khi ghi âm sẽ có những nốt nhạc sai vị trí âm thanh, bạn sẽ cần điều chỉnh chúng. Bạn có thể sử dụng Auto-Tune,

Elastic Audio, Waves Tune Real-Time, Celemony Melodyne, MeldaProductions MAuto Pitch, Synchro Arts Revoice Pro 4 zplane vielklang hay bất kỳ các plugin chỉnh sửa cao độ nhằm đảm bảo nốt ghi chú được chính xác.

Sắp xếp bố cục track theo dõi – Bố cục các nhạc cụ

Trên các bàn trộn – mixing console, hoặc trong DAW, mỗi một phần tử âm nhạc (nhạc cụ, hiệu ứng…) được phát trên một đường dẫn riêng biệt. Trên mixing console là một kênh tín hiệu – channel strip, trên DAW được gọi là một track theo dõi, track nhạc.

Có một số track được sử dụng trong suốt quá trình phát nhạc, một số khác ẩn đi và được phát trong một khoảng thời gian xác định. Cơ bản, bạn vẫn cần sắp xếp và quản lý chúng một cách hợp lý. Dưới đây là các bước bạn cần thực hiện.

Xóa các track dẫn trống

Chắc chắn rồi, những track không làm việc, không có dữ liệu thông tin, tốt nhất hãy xóa chúng đi.

Hủy kích hoạt – deactive hoặc ẩn những track không sử dụng.

Trong quá trình làm việc, chắc chắn sẽ có rất nhiều track được bật lên, chúng có thể làm cạn kiệt tài nguyên máy tính của bạn, nhất là khi bạn sử dụng nhiều plugin. Hủy kích hoạt và ẩn chúng trong một thời gian sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn. Tất nhiên, đến cuối cùng bạn vẫn phải bật nó lên, nhưng việc này giúp máy tính của bạn làm việc được với chất lượng cao nhất mà vẫn ổn định để kiểm soát.

Sắp xếp lại các track

Sắp xếp các track nhạc thành các nhóm nhạc cụ hoặc các nhóm giọng hát để dễ dàng tìm kiếm khi mixing. Những nhạc cụ hoặc giọng hát nào tương tự nhau nên để cùng một nhóm hoặc cạnh nhau. Thông thường các nhóm guitar ở cạnh nhau, trống và bộ gõ cạnh nhau, key và bộ dây cạnh nhau, cuối cùng là giọng hát ở cạnh nhau.

Đặt màu cho các track

Có thể nó không cần thiết, nhưng giúp bạn đánh dấu và tìm dễ dàng hơn.

Đặt tên cho các track

Có thể nhiều DAW tự động đặt tên cho các bản nhạc mới khi chúng được ghi lại, đôi khi nó không liên quan đến những gì ta thực hiện. Một lúc nào đó, bạn cũng sẽ nhầm lẫn khi sử dụng chúng, đôi lúc đường dẫn tín hiệu sai khiến bạn chỉnh nhầm một điều gì đó. Bởi vậy nên đặt tên cho track một cách phù hợp và rõ ràng.

Có thể nó là dự án riêng của bạn, nhưng cũng có thể bạn sẽ đưa nó cho người khác thực hiện tiếp. Việc ghi chú cực kỳ quan trọng, giúp bất kỳ ai cũng có thể quan sát và tiếp tục làm việc.

Lựa chọn quyết định

Một trong những điều khá đau đầu chính là việc lựa chọn và quyết định sử dụng bản nhạc nào, track nào khi mixing. Điều này khá khó khăn kể cả với người có kinh nghiệm nhất. Ví dụ, bạn sử dụng bản ghi của vài track guitar với các cây đàn khác nhau, nhưng có thể bạn sẽ không dùng chúng. 

Thêm các điểm đánh dấu

Time marker là một trong những công cụ giúp tiết kiệm thời gian của bất kỳ DAW nào. Bạn đánh dấu vào các đầu của các điểm cần đánh dấu, những điểm đáng lưu tâm như trọng tâm, trọng điểm hoặc một phần cũng cần được đánh dấu.

Arrangement là công cụ sắp xếp các đoạn, giúp quản lý các phân phối của bản nhạc.

Tạo mốc đánh dấu, ghi chú. Phân đoạn âm thanh
Tạo mốc đánh dấu, ghi chú. Phân đoạn âm thanh

Tạo nhóm và nhóm con (Group/Sub group)

Tạo nhóm con để mixing trước, sau đó gửi tín hiệu đã thực hiện ra máy mixing. Điều này cho phép bạn kiểm soát cùng một lúc nhiều kênh với một phần điều khiển duy nhất. Có thể thêm EQ và hiệu ứng đồng thời thông qua các kênh nhóm con bên trong.

Nhóm con có thể thực sự hữu ích vì chúng cho phép bạn dễ dàng quản lý và tổng hợp các nhóm track riêng lẻ cùng thành phần. Quá trình kết hợp sẽ nhanh hơn, hoặc bạn có thể làm từng phần để phân chia mixing khi làm trong dự án chung.

Các nhóm điển hình bao gồm: Trống, guitar, giọng hát chính, giọng hát nền, kèn, bộ dây, synth hoặc các bộ nhạc cụ khác.

Không được nhầm lẫn các nhóm với nhóm ảo, Các nhóm ảo chỉ ở dạng folder chứa các track, chúng không tác động lên dòng tín hiệu, chứng chỉ khiến ta dễ dàng quản lý trên giao diện DAW mà thôi.

Có một cách thức quản lý khác là VCA fader, là một dạng khi bạn điều chỉnh một fader thì các fader con của các track lẻ bị tác động theo, các track lẻ này với đầu ra riêng lẻ chứ không chung một đầu như trong các nhóm.

Kết nối định tuyến các nhóm tín hiệu
Kết nối định tuyến các nhóm tín hiệu

Bạn cũng có thể sắp xếp các nhóm theo cách hoạt động. Ví dụ, nhóm nhạc cụ được ghi âm bằng kỹ thuật âm thanh nổi vào một nhóm. Các nhóm hoạt động với một nhóm lớn các nhạc công, giọng hát, bộ dây vào một nhóm.

Tạo kênh hiệu ứng

Nhiều bàn mixing console có bộ hiệu ứng chuẩn đã được thiết lập trước và họ biết rằng sẽ sử dụng nó trong quá trình mixing.

Một yếu tố phụ khác, thiết lập nhanh hiệu ứng giúp tăng cường khả năng theo dõi, giảm sức tải của máy tính trạm kỹ thuật số. Một số các hồi âm và trì hoãn (reverb, delay) được thêm vào như sau:

Đối với trống: Sử dụng hồi âm reverb trong phòng tối – dark room với độ phân rã – decay là 1,5 giây và độ trễ – delay là 20 mili giây.

Đối với các nhạc cụ khác: Sử dụng vang plate khoảng 1,8 giây phân rã – decay và thời gian trễ – delay là 20 mili giây.

Đối với giọng hát: Sử dụng delay khoảng 220 mili giây (ms) với 2 lần lặp lại (repeats).

Các thiết lập cần được cài đặt hòa quyện với nhau, tạo ra một không gian đẹp mắt mà không cần chỉnh sửa nhiều. Một thiết lập phổ biến sẵn khác:

Hồi âm ngắn (Short reverb): Thiết lập một căn phòng – room với mức âm giảm dần – decay theo thời gian từ 0,5 đến 1,5 giây và thời gian trễ – delay thấp.

Hồi âm dài (Long reverb): Thiết lập với một hội trường lớn (plate hoặc hall) với mức âm giảm dần – decay từ 1,5 đến 4 giây và thời gian trễ ít – delay từ 0 đến 150 mili giây, khớp với thời gian bản nhạc.

Độ trễ ngắn (Short delay): Delay khoảng 50 – 200 mili giây.

Độ trễ dài (Long delay): Delay từ 200 – 400 mili giây.

Có thể lúc đầu bạn sẽ sử dụng nhiều hiệu ứng, hoặc bạn có thể thêm hiệu ứng khi cần trong quá trình kết hợp. Dù làm gì bạn cũng cần chú ý rằng những thiết lập đặt ra nhằm không phá vỡ chúng trong tổng thể sau này.

Chỉ định kênh

Trong nhiều trường hợp, bạn biết rằng có một số track sẽ làm việc với một định tuyển, một tuyến đường tín hiệu và quy trình duy nhất. Khi bạn đã hiểu cách di chuyển của các tuyến đường âm thanh thì lúc đó bạn mới thực sự biết cách để nó đạt được hiệu quả như mong muốn (giả sử như kick và share sử dụng chúng để tạo ra điểm tăng giảm tín hiệu). Việc chỉ định các kênh tín hiệu và phân luồng chúng cho phù hợp nhằm đảm bảo rằng chúng có thể tự do thay đổi tham số.

Kèm theo với lưu ý trước khi tạo nhóm hiệu ứng, bạn cũng nên cố gắng sắp xếp chúng, có thể để theo thứ tự: nhóm con – sub group, nhóm âm vang – reverb group, nhóm độ trễ delay group…

Thêm nén và giới hạn (Compressors/Limiters)

Trong hầu hết các công cụ mixing hiện đại, sẽ có vài kênh, chẳng hạn như kick, share, bass và vocal cần có máy nén để thay đổi phạm vi hoạt động của bản nhạc. Quá trình mixing cũng sẽ được đẩy nhanh, nếu máy nén được áp dụng trước quá trình mixing.

Chuẩn bị cá nhân

Hãy luôn đưa bản thân về trạng thái thể chất và tinh thần tốt nhất trong khi mixing. Bởi sự pha trộn đòi hỏi sự tập trung và kết nối cao. Bạn có lẽ sẽ cần một không gian thích hợp.

Điều chỉnh thính giác của bạn

Tại của chúng ta có khả năng nghe những âm thanh rất nhỏ, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng nghe đúng. Dưới đây là một số cách giúp bạn nghe tốt hơn:

  • Cố gắng ở trong khu vực càng yên tĩnh càng tốt trước khi tiến hành pha trộn. Tập trung vào những âm thanh bạn nghe và xác định hướng, vị trí của chúng. Theo như các nhà nghiên cứu, việc này giúp tăng cường khả năng cảm nhận của đôi tai bạn.
  • Tránh việc ăn quá nhiều trước khi mixing, bởi khi bạn quá no bụng sẽ khiến tại bạn kém nhạy bén hơn.
  • Tránh xa những tiếng ồn lớn, chúng sẽ ảnh hưởng đến nhận định âm thanh của bạn.
  • Để cải thiện khả năng nghe, có một mẹo nhỏ chính là cười. Nghe có vẻ vô lý, nhưng khi cười sẽ khiến cơ hàm được thư giãn. Cơ nhỏ trong hàm sẽ phá vỡ hoạt động của màng nhĩ và ống Eustachian, khiến tại giống như được chỉnh lại.
  • Mắt đôi khi cũng là yếu tố giúp cho tai hoạt động tốt hơn.

Nghe khảo sát

Ngay cả khi bạn đã làm quen với tất cả những gì xảy ra trong phòng của mình, bạn vẫn cần một âm thanh tham chiếu trước khi bắt đầu mixing. Hãy bật một bản nhạc mà bạn đã hiểu rõ về nó, nghe và quan sát âm thanh. Lúc này, đội tại bạn cũng sẽ được điều chỉnh lại một chút, vì thế nó giúp bạn có thể làm việc hiệu quả.

Chuẩn bị các ghi chú

Quá trình mixing sẽ mất khá nhiều thời gian, có thể bạn sẽ cần ghi chú công việc lại. Vì vậy, hãy chuẩn bị một cây bút và một tập ghi chú. Một số bộ điều khiển có thể đánh dấu hoặc ghi chú trên đó.

Đối với một bản ghi âm, phần ghi chú này khá đơn giản, điều quan tâm nhất là các thiết bị mà người thu và nghệ sĩ sử dụng. Nhưng đối với phần mixing, các bạn cần ghi kỹ các thông số mà các phiên bạn thực hiện, các công cụ xử lý mà bạn dùng. Việc này hơi mất thời gian nhưng hầu hết các kỹ sư thời kỳ đầu đều phải thực hiện điều này. Bởi có quá nhiều thứ phải ghi nhớ, nên công việc sẽ vô cùng khó khăn. Ngày nay, đa phần được xử lý trên DAW, tuy rằng lịch sử làm việc được lưu hết trên hệ thống nhưng việc ghi chú còn nhiều nội dung hơn thế. Những ghi chép quan tâm, thay thế, chỉnh sửa cho từng đoạn, từng yếu tố theo từng phiên. Bởi vậy, dù làm việc trong môi trường hiện đại, việc ghi chú vẫn là cần thiết.

Khiến bản thân cảm thấy thoải mái

Vì quá trình mixing mất nhiều thời gian, bởi vậy cần thực sự đảm bảo rằng bạn vô cùng thoải mái với những gì đang diễn ra xung quanh. Ví dụ như quần áo, giày dép, nhiệt độ phòng, ánh sáng… Bạn cũng có thể chuẩn bị một số đồ ăn và nước uống để dùng khi nghỉ ngơi hoặc thư giãn.

Nếu hôm đó bạn không cảm thấy thoải mái, hãy dừng công việc lại.

Thường xuyên nghỉ giải lao

Luôn nhớ nghỉ giải lao một cách thường xuyên, điều đó không chỉ giúp cho đôi tai của bạn được nghỉ ngơi, mà còn giúp một số trang thiết bị có thời gian giảm tải, thế nên đồng thời bạn sẽ vô tình khiến cho mọi thứ hoạt động trơn tru trở lại.

Nghỉ giải lao có nghĩa là dừng quá trình nghe và pha trộn. Đi ra ngoài kiếm chút ánh sáng, đồ ăn, thay đổi không khí trong vòng 10 – 15 phút để cảm thấy không bị mệt mỏi.

Tập trung trong khi mixing

Phòng thu không phải nơi để có thể làm phiền, bất cứ điều gì chen ngang, ví dụ như một cuộc điện thoại, cũng có thể khiến bạn mất tập trung và giảm độ chính xác.

Bắt đầu mixing từ đâu?

Với mỗi người mixing khác nhau, họ sẽ bắt đầu mixing ở vị trí khác nhau. Điều này liên quan đến cách họ được đào tạo và kinh nghiệm của họ.

Ví dụ, với cách mixing cũ New York, họ sẽ mixing bắt đầu từ guitar bass và xây dựng bản phối quanh nó. Một số khác sẽ bám vào giọng hát hoặc trống trước khi làm việc với các track còn lại.

Ngày nay, đa số sẽ tập trung vào trống và bass đầu tiên.

Dù bạn bắt đầu từ đâu, hay làm bất cứ điều gì thì chắc chắn điều đó phải là yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố nền tảng hoặc rõ rệt nhất trong bản nhạc. Giả sử nếu lấy giọng hát làm yếu tố chính và bắt đầu với nó, điều này có nghĩa là giọng hát sẽ chiếm nhiều không gian và sự quan tâm hơn các nhạc cụ còn lại. Nếu bạn quan tâm nó quá muộn, bạn có thể khiến giọng hát bị chìm ngay sau đó.

Tiếp đến là hiệu ứng, đến khi bổ sung các hiệu ứng, lúc này giọng hát và nhạc cụ có thể hòa quyện và tôn nhau lên được hay không.

Để hình thành suy nghĩ bắt đầu từ đâu, xem chương 6 và 7 để có một quan niệm đáng trước khi bắt đầu mixing.

“Chuẩn bị cá nhân là bước chuẩn bị quan trọng nhất, không chỉ riêng Với người kỹ sư mixing mà còn với bất kỳ ngành nghề nào khác. Điều quan trọng nhất khi làm việc với một sản phẩm nghệ thuật là bạn cần phải có tinh thần vô cùng thoải mái. Công việc liên quan đến nghệ thuật là một công việc mang tính cá nhân, chủ quan. Bởi vậy mà nó khó hoàn thành được chỉ trong ngày một ngày hai. Bạn có thể mất nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều tháng thậm chí là cả năm để thực hiện một sản phẩm. Đôi khi có những áp lực đến từ vật chất, thời gian và áp lực bên ngoài khiến bạn cảm thấy khó chịu. Hãy dừng lại nếu như bạn đang cảm thấy không thoải mái.

Cũng giống như tất cả các ngành nghề khác, tôi có lời khuyên với các bạn. Khi làm việc với các khách hàng, hoặc đối tác, điều quan trọng nhất là hãy để họ hiểu được công việc của bản thân mình, giá trị mà bạn có thể mang lại cũng như kết quả mà bạn có thể thực hiện. Điều này tránh cho họ Có những suy nghĩ sai lầm và tư tưởng lệch lạc khi làm việc với bạn. Nhất là đối với những người mới, sự rõ ràng trong cách ứng xử và thỏa thuận luôn là điều kiện tốt để dẫn bạn đến thành công.

Hãy luôn nhở, dù chúng ta làm trong lĩnh vực nghệ thuật, nó cũng giống như các ngành nghề khác về cách thức trao đổi, giao tiếp, thỏa thuận cũng như vận hành, xây dựng, phát triển trong công việc và làm việc với đối tác. Bởi vậy, hãy tránh tư duy cá nhân và cái tôi nghệ sĩ trong công việc của mình.”

Xem thêm:

Chat with Facebook