Bàn trộn Mixing Console là gì ? Cấu tạo của nó?

Bàn trộn mixing

Bàn trộn Mixing Console và những gì diễn ra tại dây

Ngày nay, chúng ta đều thực hiện quá trình trộn trên các máy DAW – digital audio Workstation. Nếu là người mới bắt đầu, bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt các thông số, giá trị phức tạp. Bởi lẽ, các DAW cho phép tùy biến ở cấp độ cao nhất, giúp bạn có nhiều khả năng hơn trong quá trình trộn một bản nhạc. .

Để bắt đầu hiểu một cách tốt nhất về trộn, nhất là công cụ của chúng, hãy bắt đầu với bàn trộn – mixing console. Khi bạn đã hoàn toàn hiểu được nó, dù làm việc ở bất kỳ nơi đâu, từ các bàn trộn – mixing console đến sử dụng trộn trong máy tính, bạn đều có thể thực hiện một cách dễ dàng. Nói cách khác, bàn trộn – mixing console là một thiết bị nền tảng để bắt đầu trộn.

Bàn trộn Mixing console là gì?

Bàn trộn – mixing console là thiết bị xử lý âm thanh. Mixing console tiếp nhận các luồng tín hiệu âm thanh từ các thiết bị bên ngoài như micro, nhạc cụ, CD, USB… Sau khi tiếp nhận tín hiệu, các tín hiệu này được xử lý để trở thành một tín hiệu duy nhất ở dạng đơn âm – mono hoặc âm thanh nổi – stereo và được phát ra hệ thống âm thanh hoặc được lưu lại dưới các định dạng lưu trữ tín hiệu âm thanh.

Do đó bàn trộn – mixing console thực hiện ba mục tiêu cơ bản:

  •  Nhận âm thanh từ nguồn bên ngoài.
  • Cho phép thay đổi âm thanh bằng cách điều chỉnh âm lượng – volume và các tác động khác có sẵn trên bàn trộn hoặc kết nối với các thiết bị bên ngoài, nhằm thêm các hiệu ứng hoặc các bộ xử lý âm thanh khác.
  • Gửi âm thanh đã chỉnh sửa đến thiết bị khác (hệ thống loa ngoài, thiết bị lưu trữ…).

Âm thanh đi tới bàn trộn như thế nào?

Âm thanh được đưa vào bàn trộn thông qua đầu vào – input. Thiết bị bên ngoài như mic thu âm, nhạc cụ, máy phát gửi các tín hiệu âm thanh đến các đầu vào – input nhờ các giắc cắm – jack. Các giắc cắm nằm trên bàn trộn ở phía sau bảng điều khiển, đôi khi chúng nằm độc lập và được kết nối với bộ điều khiển – control surface.

Tín hiệu âm thanh được truyền qua dây cáp dưới dạng điện áp. Tín hiệu điện áp mô phỏng lại các giá trị của âm thanh bị chuyển đổi từ áp suất không khí. Trong thiết bị analog là tín hiệu điện, còn kỹ thuật số được mã hóa dưới các ký hiệu nhị phân 1 và 0 thông qua bộ mã hóa ADC. Tín hiệu điện, hay kỹ thuật số di chuyển trong cáp và bàn trộn được gọi là dòng tín hiệu – signal flow, nhằm mô tả quá trình di chuyển tín hiệu.

Kết nối đầu vào tín hiệu
Kết nối đầu vào tín hiệu

Chúng ta tác động những gì lên âm thanh trong bàn trộn

Một số bàn trộn – mixing console có khả năng ghi nhớ những thay đổi. Thao tác mà bạn thực hiện trong suốt quá trình phát bài hát và bàn trộn tự động thực hiện lại chúng trong lần phát lại sau đó, điều này được gọi là tự động hóa – automation.

Tín hiệu trên bàn trộn có thể thay đổi như sau:

Volume | Level | Âm lượng: Dùng để thay đổi mức âm lượng của các tín hiệu. Âm lượng có thể gọi là mức âm, mức độ, cấp độ. Trên bàn trộn thường có cần gạt tên là fader.

Dynamic | Động lực: Ngay cả khi âm lượng cơ bản đạt được ở mức mong muốn, nhưng tín hiệu luôn thay đổi trong suốt quá trình biểu diễn. Những thay đổi này được hiểu là động lực – dynamic, chúng khiến cho phần trình diễn trở nên biểu cảm hơn.

Trong các bàn trộn kỹ thuật số thường có chứa các bộ xử lý động lực – dynamic như nén – compressor, giới hạn – limiter, cổng – gate, bộ mở rộng – expanders. Chúng cho phép thay đổi cấp độ của âm lượng để dễ dàng quản lý, loại bỏ tiếng ồn không mong muốn, thêm vào động lực – dynamic cho buổi biểu diễn.

Đôi khi dynamic ngoài ý nghĩa thay đổi mức độ về âm lượng, biên độ của tín hiệu, còn mang ý nghĩa là năng động, cảm giác kích thích, sức sống. Hiểu được ý nghĩa này bạn đã nắm được trong tay giá trị mạnh nhất trong quá trình trộn.

EQ | Bộ cân bằng: Là chữ viết tắt của equalization, nó cho phép thay đổi chất lượng âm sắc của tín hiệu bằng cách thay đổi âm lượng của các tần số được chọn.

Ví dụ, khi nghe nhạc ở nhà, bạn cảm thấy âm thanh hơi ồn, quá ban, bạn liền sử dụng núm vặn low trên thiết bị phát (trên thiết bị phát thường có ba núm low, mid, treble tương đương với trầm, trung và cao trên dải tần số). Như vậy, bạn đã giảm phần tiếng ồn, trầm trên dải tần số âm thanh bạn đang phát.

Bàn trộn mixing
Năm yếu tố mà ta có thể tác động lên bàn trộn

Panning | Xoay | Lia: Một bản trộn âm thanh nổi được chia làm hai kênh tín hiệu, một tín hiệu phát qua bên trái – left và một tín hiệu nh qua bên phải – right. Khi đang thực hiện trộn âm thanh nổi, bạn sẽ quyết định đặt vị trí âm thanh nằm ở đâu trong khoảng không gian giữa hai loa.

Khi âm thanh ở hai loa phát ra như nhau, nó sẽ tạo ra vị trí trung tâm. Nếu âm thanh bên trái lớn hơn bên phải, âm thanh nằm bên trái. Nếu âm thanh bên phải lớn hơn bên trái, âm thanh nằm bên phải. Vị trí của âm thanh phụ thuộc vào tỷ trọng âm lượng của hai bên loa. Cách định vị tín hiệu trong trường âm thanh nổi gọi là xoay – panning. Tất nhiên, với phần đầu ra là âm thanh đơn mono, việc xoay này không có tác dụng, vì âm thanh ở hai bên loa như nhau.

Effect | Hiệu ứng: Trong một số loại máy kỹ thuật số thường có thêm phần hiệu ứng, chúng khiến bản nhạc bớt khô khan hơn hiệu ứng thường thấy là hồi âm – reverb và độ trễ – delay. Đôi khi độ trễ có thể gọi là trì hoãn, sự chậm trễ. Chúng được thêm vào với mọi nhất định, đôi khi là được thay thế hoàn toàn. Chúng được sử dụng cần gạt âm lượng riêng, hoặc theo tỷ lệ với Khô/Ướt – Dry/Wet.

Các bàn trộn, ngoài việc sử dụng các bộ xử lý bên trong, chúng còn có thể kết nối với các bộ xử lý bên ngoài thông qua việc định tín hiệu đến thiết bị đó.

Âm thanh ra khỏi bàn trộn

Âm thanh đi ra khỏi bàn trộn thông qua các giắc cắm đầu ra – output. Thông thường, chúng cũng sẽ được sắp xếp nằm ở phía sau bảng điều khiển của bàn trộn. Đầu ra của bàn trộn gửi âm thanh đến: 

  • Máy ghi âm, có thể là đơn track hoặc multi-track.
  •  Bộ xử lý hiệu ứng bên ngoài. 
  • Bộ khuếch đại cho tai nghe, loa kiểm âm cho nghệ sĩ biểu diễn.
  • Máy xuất âm thanh, như mixdown recorder, DAT (Digital Audio Tape) hoặc minidisc machine (máy ghi đĩa).
  • Hệ thống điều khiển khuếch đại hệ thống loa sân khấu.
  • Hệ thống nghe độc lập cho phòng giám sát hoặc loa kiểm âm phòng thu.

Nếu là tín hiệu kỹ thuật số ra ngoài thường sử dụng bộ chuyển đổi DAC để chuyển tín hiệu kỹ thuật số thành tín hiệu analog.

Một số người mới bắt đầu chỉ suy nghĩ rằng đầu ra của bàn trộn chỉ dùng để gửi các bản nhạc, nhiều bản nhạc đến máy ghi âm, hoặc tạo ra kết quả bản trộn đã hoàn chỉnh. Trên thực tế chúng còn có nhiều tác dụng hơn thế. Chúng có thể định tuyến âm thanh, gửi âm thanh đến tai nghe của các nghệ sĩ trong phòng thu, định tuyến gửi tới các hệ thống loa, các bộ xử lý bên ngoài.

Bàn trộn mixing
Âm thanh từ bàn trộn có thể đi tới các thiết bị nào?

Một cặp từ quan trọng trong bàn trộn chính là Send/Return – Gửi đi/Trả lại.

Trong bàn trộn, tín hiệu được gửi từ nơi này đến nơi khác, thậm chí là bộ xử lý ngoài, sau đó được gửi quay trở lại tại địa được gửi đi hoặc vị trí khác. Trong máy kỹ thuật số, kỹ thuật này vô cùng phổ biến.

  •  Send: Mô tả một hành động hướng một tín hiệu từ nơi này đến nơi khác.
  • Return: Mô tả một hành động đưa tín hiệu trở lại bất kì nào bạn đã gửi đi nó.

Ví dụ về send và return, bạn gửi một giọng hát từ kênh 1 đến hồi âm – reverb, sau đó đưa nó trở lại kênh số 2. Lúc này kênh số 2 là kênh nhận tín hiệu giọng hát đã có hồi âm. Tại kênh số 1 có phần núm đi chỉnh để cân bằng âm lượng gửi đi và kênh số 2 sẽ căn chỉnh lượng hồi âm được gửi trả lại. Như vậy với kênh tổng thể – master bus có chứa âm thanh chính thô và âm thanh đã được xử lý hiệu ứng hồi âm. Bạn có thể sử dụng xoay – pan để khiến mọi thứ rõ ràng hơn trên trường âm thanh.

Cấu tạo bảng điều khiển của một bàn trộn điển hình

Trong cuốn sách này, tôi không đi quá sâu vào cấu tạo chi tiết của bàn trộn. Bạn có thể tìm hiểu nó qua các cuốn sách hướng dẫn sử dụng bán kèm theo chúng.

Ngoài ra mỗi một bàn trộn – mixing console có cấu tạo vẻ hình  thức, vị trí và cách sử dụng có phần khác nhau tùy vào hãng sản xuất loại máy.

Thế nên, ở đây tôi chỉ nêu những điều cần thiết mà bạn cần biết. Những điều cần thiết này sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình trộn một cách linh hoạt hơn.

Cấu tạo của bàn trộn – mixing console

Ngoài các phần giắc cắm đầu vào và đầu ra kết nối với các thiết bị bên ngoài, tổng quan của một bàn trộn – mixing console có 4 phần chính cần quan tâm: Channel strip, sub group, effect bus và master bus. Chúng ta sẽ đi từng phần của các công cụ này sau đó sẽ đến cách thức âm thanh di chuyển và vận hành của mixing console.

Bàn trộn mixing
Cấu tạo các kênh trên bàn trộn (Có 4 kênh chính)

Channel strip | Dải kênh

Mọi hành động trong bộ trộn thường xảy ra trên dải kênh – channels của nó. Dải kênh – channel strip hay là kênh – channel, cung cấp bộ côn phép xử lý một tín hiệu âm thanh.

Một kênh chỉ xử lý một luồng tín âm thanh, có thể đến từ micro, nhạc từ bản nhạc ngoài.

Bàn trộn có thể có rất nhiều dải kênh từ 2 đến 48 kênh. Chúng có thể là đường âm thanh đơn tuyến – mono hoặc âm thanh nổi – stereo đến từ máy phát khác được kết nối vào.

Trên một kênh của bàn trộn, thông thường các bộ xử lý sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới thành một hàng dọc.

Ngoài việc xử lý tín hiệu, một kênh còn có tác dụng sau:

  • Hướng tín hiệu đến một hiệu ứng bên trong, hoặc bộ xử lý bên ngoài và sau đó gửi trở lại kênh phát.
  • Gửi bản sao đến bộ xử lý bên ngoài. Đầu ra của bộ xử lý bên ngoài có thể gửi đi nơi khác với mục đích riêng khác.
  • Gửi bản sao đến tai nghe, bộ kiểm âm trên sân khấu để nghệ sĩ nghe thấy.
Dải kênh tín hiệu
Dải kênh (channel strip) của một luồng tín hiệu

Ở cuối dải kênh sẽ có các nút chuyển nhằm mục đích gửi tín hiệu đến một kênh khác trên bàn trộn. Có xoay – panning và fader.

Các phần của dải kênh – channel strip:

Đồng hồ đo tín hiệu: Đồng hồ này có thể ở dạng VU meter nếu là bàn trộn analog, là đồng hồ đo sáng nếu là thiết bị trộn digital.

Channel input: Ngoài các phần để nhập đầu vào của các giác cảm XLR hoặc TRS/RS, trên channel input còn có:

Input trim / Đầu vào: Khi bạn kết nối tín hiệu vào giắc cắm, bạn dùng nút vặn input trim để tăng giảm mức độ tín hiệu đi vào dải kênh. Khái niệm “trim” được dùng ở trên bàn trộn kỹ thuật số, còn ở trên analog sẽ là gain. Lý do hai tên khác nhau chính là mức độ đầu vào có bị giới hạn hay không. Với analog, gain có nghĩa là không có giới hạn đầu vào. Nhưng với digital, âm thanh phụ thuộc vào tỷ lệ dbFS (decibel fullscale) thế nên chúng sẽ bị giới hạn, và khi âm thanh vượt ngưỡng chúng sẽ bị cắt, nên gọi là Trim. Âm thanh trên digital vượt ngưỡng sẽ bị biến dạng – clipping, còn trên analog thì không.

Nút phase switch: Công tắc đảo pha của sóng tín hiệu.

Pad: Là một nút giảm cường độ tín hiệu đầu vào theo một mức cho phép 6 dB hoặc 12 dB. Trong một số trường hợp, những tín hiệu âm thanh được nhập vào quá lớn, chúng sẽ bị quá tải tín hiệu, vậy nên dùng pad để giảm chúng.

Nút +48: Là nguồn ảo cung cấp điện cho các thiết bị cần cung cấp nguồn phụ, ví dụ như micro condenser.

Nút Hi-z: Đối với các thiết bị kết nối, nhiều thiết bị có sử dụng trở kháng cao, sử dụng nút này để cân bằng về trở kháng tiêu chuẩn của hệ thống, giúp âm thanh ổn định hơn.

Trên phần input channel này, có một giắc cắm Insert giúp gửi tín hiệu tại đầu vào pre – aux send đi ra ngoài, nhằm mục đích kết nối với các bộ xử lý bên ngoài. Được gọi là tiên xử lý Pre-processing. Nó thường nằm vị trí ngay đầu kênh, sau phase shift. Nhưng nếu sử dụng các bộ console phức tạp, bạn còn thấy nó ở cuối mỗi dải kênh.

Bộ xử lý trên một dải kênh (channel strip)
Bộ xử lý trên một dải kênh (channel strip)

Dynamics processing: Các bộ xử lý tác động lên động lực học của tín hiệu điện, ví dụ như nén – compressor, giới hạn – limiter, cổng – gate, mở rộng – expander. Với các bàn trộn khác nhau, sẽ có các bộ xử lý động lực học khác nhau, nhưng thông thường nhất là nén.

EQ: Bộ cân bằng, nhằm thay đổi tần số về mặt mức độ tín hiệu. Chúng có thể chỉ có hai núm vặn tương ứng với dải tần thấp – low hoặc cao – high, hoặc cũng có thể nhiều núm vặn hơn tương ứng với các đại tần được chia.

Cue + Output: Chúng còn có thể được gọi tên khác là Aux (auxilla dùng để gửi tín hiệu sau khi xử lý ra khỏi các thiết bị thông qua các kết nối Aux – output. Chúng có các núm vặn bus control nhằm điều chỉnh âm lượng gửi tương ứng đến từng cổng đầu ra Aux. Ví dụ như: Nếu có 4 núm vặn Aug 1, Aux 2, Aux 3 và Aux 4. Mỗi núm vặn sẽ điều chỉnh âm lượng đầu ra tương ứng cho Aux – output 1, Aux – output 2, Aux9Aux – output 4. Có hai cách dùng với âm thanh xuất ra này:

Cách thứ nhất, gửi âm lượng tương ứng đến loa kiểm âm của nghệ sĩ chơi. Ví dụ như, ca sĩ muốn giọng hát của mình lớn nhất ở Monitor số 1, tương ứng cổng Aux – output 1. Lúc này, trên bàn mixing console các channel có núm vặn Aux 1 tương ứng, sẽ giảm âm lượng các nhạc cụ bằng cách vặn núm Aux 1 ở kênh nhạc cụ nhỏ xuống, còn Aux 1 ở kênh giọng hát lớn lên.

Cách thứ hai, gửi âm thanh đến với thiết bị xử lý bên ngoài, sau đó âm thanh xử lý thiết bị bên ngoài lại gửi trả lại vào mixing console ở một kênh channel khác. Đây gọi là kỹ thuật xử lý song song.

Như vậy bạn có thể hiểu đơn giản rằng Aux có mức độ kiểm soát mức tín hiệu trên bus.

Send effect: Thực chất đây cũng là một cách gửi Aux như trên. Trong một số bàn trộn thường tích hợp thêm các chức năng về hiệu ứng thời gian, phổ biến nhất là delay – độ trễ, kèm theo đó là reverb – âm vang. Tín hiệu sẽ được gửi tới bộ xử lý nhờ công tắc bật tắt sử dụng hiệu ứng và núm vặn mức âm lượng gửi tới bộ xử lý.

Channel output pan: Quan trọng nhất là núm vặn pain control nhằm mục đích điều chỉnh tỷ lệ âm lượng được truyền qua kênh bên trái hoặc bên phải của âm thanh nổi.

Mute: Tắt âm thanh trên kênh.

Solo: Phát độc lập kênh.

Record: Đây là nút bấm nhằm chỉ định kênh được dùng để ghi âm. Thông thường sẽ kết hợp với các DAW để làm việc dễ dàng hơn.

Fader channel: Là bộ công cụ gồm cần gạt âm lượng – level control/fader, chỉ định mức âm lượng đầu ra cuối dải kênh – channel strip.

Chúng có các nút bấm Send 1-2 và Send 3-4 nhằm gửi âm thanh đến các kênh sub group tương ứng.

Sau khi tín hiệu được đi qua các bộ xử lý trên, chúng sẽ được gửi tới kênh tổng master strip – master bus.

Kênh sub group

Cấu tạo của kênh sub group giống với channel strip. Có một số H1. trộn kênh sub group này có cấu tạo ít hơn, chỉ giữ một chức năng a. nhất là cần gạt âm lượng.

Kênh sub group nhận tất cả tín hiệu của các kênh con gửi tới. Ban cố, nhớ rằng các kênh con cần ấn nút send tương ứng với kênh sub group tương ứng. Ví dụ, các kênh nhạc cụ thuộc bộ trống sẽ gửi tín hiệu lên Sub group 1-2, như vậy trên các kênh thu âm thanh nhạc cụ của bộ trống, ta ấn bật nút Send 1-2 tương ứng với tên kênh sub group 1-2.

Âm thanh sau khi được gửi đến sub group sẽ đi tới kênh master bus.

Trên các bàn trộn, kênh sub group có các đầu vào input cho một số thiết bị đặc biệt như máy phát MPE thông qua đường RCA. Cũng có các đầu vào input và insert. Về cơ bản nó là một kênh độc lập, và trở thành sub group nếu như được chỉ định.

Luồng tín hiệu di chuyển chính giữa các giải kênh
Luồng tín hiệu di chuyển chính giữa các giải kênh

Kênh hiệu ứng – Effect

Cấu tạo của kênh effect đơn giản chỉ là bộ xử lý hiệu ứng âm thanh, thông thường là delay và reverb. Chúng cũng có các chức năng giống như một kênh thường. Tuy nhiên, thực tế chúng lại ít chức năng hơn rất nhiều, chức năng chủ yếu của chúng là bộ xử lý hiệu ứng. Trên các bộ xử lý sẽ có các núm điều chỉnh hiệu ứng đó. Âm thanh được gửi vào kênh effect và được gửi đến kênh master bus. Một số loại phức tạp sẽ được gửi tới kênh sub group. Âm lượng đầu vào gửi đến kênh effect dựa vào núm vặn trên kênh channel strip. Còn âm lượng đầu ra sẽ được chỉnh bằng cần gạt fader.

Master strip – Master bus

Master strip, đây là dải âm chính, dải âm thanh tổng, nơi cuối cùng trong chuỗi tín hiệu.

Master strip cho phép bạn kiểm soát tín hiệu âm thanh lần cuối cùng trước khi đưa nó ra hệ thống âm thanh bên ngoài. Bạn có thể điều chỉnh về mặt mức âm lượng, hoặc thêm các bộ xử lý âm thanh.

Bạn cần biết rằng, mức âm lượng trên kênh tổng không ảnh hưởng đến các mức âm bên trong các kênh tín hiệu lẻ, cũng như trên các bus được gửi đi.

Xem thêm:

Tải về Project làm nhạc: https://ballad.vn/bai-viet/tai-ve/

Tham khảo: Giá thu âm một bài hát

Chat Icon