Âm thanh nổi và âm thanh vòm

Đặt loa kiểm âm

Sử dụng xoay trên âm thanh nổi

Như ta đã biết, âm thanh nổi là âm thanh được giới hạn bởi hai loa, hai nguồn phát âm. Mỗi nguồn phát âm tương ứng với một kênh tín hiệu đầu ra. Thế nhưng mọi thứ không đơn thuần như vậy. Có một khoảng không gian giữa hai loa kiểm âm trong trí tưởng tượng của chúng ta. Bởi vậy, để xác định một cách rõ ràng, ta cần biết các yếu tố âm thanh trên loa của hệ thống âm thanh phát sẽ diễn ra như nào.

Phantom center | Loa trung tâm âm thanh, trung tâm ảo

Âm thanh nổi được phát minh vào năm 1930 bởi Alan Blumlein tại EMI Records. Như chúng ta biết, âm thanh nổi được xây dựng dựa trên hai loa, thế nhưng ta lại nghe được âm thanh ở giữa, cảm giác như có loa ở giữa hai loa đó, đây gọi là loa trung tâm ảo, loa trung tâm ma – phantom center, Và khi âm thanh có sự không cần bằng giữa hai bên loa, âm thanh sẽ dịch chuyển. Đôi khi với vị trí loa quá lớn chúng sẽ tạo ra sự khó chịu khi nghe. Vì vậy đối với một số trường hợp, giả dụ như phòng xem phim, người ta sử dụng thêm chiếc loa thứ ba, làm loa trung tâm, định dạng này gọi là LCR (Left, Center, Right). Tuy nhiên trong sản xuất âm nhạc, điều này không cần quan tâm tới.

Âm thanh nổi và vòm

Ba vị trí quan trọng

Trong âm thanh nổi có ba vị trí quan trọng khi kết hợp: Vị trí bên trái, vị trí bên phải và trung tâm (Left, right, center).

Vị trí trung tâm – center là nơi hội tụ các yếu tố nổi bật, trọng tâm của bản trộn, cũng như giọng hát và yếu tố quanh nó như trống kick, guitar bass và snare. Thông thường ở giữa mọi người đặt kick và bass hoặc những âm trầm, một mặt nào đó nó tạo nên sự gắn kết chung, mặt khác nguyên nhân đến từ việc ghi âm thời xưa khi dùng đĩa nhựa. Tất nhiên với những bản âm thanh nổi ngày nay, kick và bass nhiều khi không nằm ở giữa trung tâm bản nhạc, nhưng để tránh các vấn đề về pha và cảm nhận, vị trí trung tâm được ưu tiên.

Vị trí bên trái và bên phải – left/right xuất hiện khi kỹ thuật âm thanh nổi phát triển. Lúc này, nhạc cụ và người hát được đưa sang một bên, kênh trái hoặc phải, hoặc cả hai kênh. Điều đó tạo nên sự sinh động trong bản nhạc. Nhưng như vậy dẫn đến một vấn đề, mức năng lượng hai kênh ở hai loa khác nhau.

Như chúng ta đã biết, bass có năng lượng cao và thiếu định hướng. Trong khi đó, âm treble có mức năng lượng yếu và có tính định hướng cao. Khi đưa các nhạc cụ sang hai bên loa sẽ tạo ra sự chênh lệch về năng lượng giữa hai bên, khiến chúng mất cân bằng. Mặc dù có thể dùng các công cụ cắt, lọc tần số (HPF – High pass filter) để giúp âm thanh cân bằng hơn, thế nhưng khi âm thanh có sự di chuyển chúng sẽ càng khó điều khiển.

Âm thanh nổi và vòm 2

Hơn nữa, ngày nay có nhiều công cụ tác động đến âm thanh nổi, giả âm thanh nổi hoặc mở rộng vùng phát triển của âm thanh (stereo widening). Sự tác động này làm thiếu tính rõ nét về mặt không gian giữa trái và phải, kết quả bạn nhận được đó chính là Big mono.

Nghe có vẻ gần giống như stereo nhưng lại là mono với trường âm thanh rộng hơn.

Big mono 

Big mono xảy ra khi có một bản nhạc với nhiều nguồn âm thanh giả nổi, được dịch chuyển sang trái và phải, nhưng thứ ta nhận được nghe như một âm thanh đơn âm nằm ở giữa trung tâm. Chúng không tạo ra sự sắc nét, độ sâu, không tạo ra bức tranh toàn cảnh, không tạo sự gắn kết chung. Và dù bạn có đẩy nó sang kênh trái, hay kênh phải, thứ bạn nhận được chỉ là một âm thanh lớn hơn, rộng hơn nhưng không phải âm thanh nổi.

Âm thanh nổi và vòm

Giải pháp chính là hủy bỏ việc phát âm thanh nổi, chuyển nó sang dạng mono. Tạo một bản vá (bản phụ) thiết lập với sự chênh lệch cao độ hoặc có độ trễ so với bản đầu tiên. Không xoay – panning hết sang cực trái và phải, mà hãy chọn một góc phù hợp để âm thanh hòa quyện với nhau. Giả dụ như bên trái vặn đến 10:00 còn bên phải là 4:00; hoặc trái 9:00 và phải 10:30; hoặc quay nhỏ hơn như trái 1:30 và phải 3:00. Miễn sao âm thanh đủ để tai nghe và có vị trí trên tổng thể bức tranh âm nhạc.

Xoay – Panning nhằm đưa yếu tố ra ngoài loa (panning outside the speakers)

Một số bộ trộn có kết hợp với các công cụ có khả năng tạo ra hình ảnh ảo bên ngoài loa. Nhưng đa phần điều này thực hiện thủ công. Hình ảnh nằm ngoài loa khiến bạn thấy nhạc cụ có cảm giác ở bên ngoài chứ không phải nằm ở khu vực trước mặt. Điều này đối với một số người sẽ vô cùng khó chịu, nhưng cũng có người thích vì nó tạo hiệu ứng đặc biệt.

Có 2 cách thực hiện:

  • Trên track nhạc cụ âm thanh nổi stereo, lật pha – phase một kênh – channel. Đưa panning sang hai bên, bạn sẽ cảm thấy có giọng nói hoặc nhạc cụ ở ngoài đâu đó.
  • Trên nhiều nhạc cụ âm thanh nổi, nhận đổi tín hiệu ở kênh bên phải, lật pha và panning sang trái. Nhận thêm kênh bên trái, đảo pha kênh trái rồi lật panning sang phải. Nói chung là nhân đôi kênh, sau đó tiến hành đảo pha và lật panning ngược lại so với kênh gốc. Khi âm lượng tăng hoặc giảm, cảm giác như tiếng được đưa ra ngoài nhiều hơn.
Âm thanh vòm

Tác dụng khác của xoay – Panning

Thông thường xây dựng hình ảnh âm thanh liên quan đến cách sử dụng panning để chia luồng âm thanh ra âm thanh nổi, nhưng thực tế panning còn nhiều tác dụng khác.

Giả sử khi ta dùng EQ để cắt tần số của các nhạc cụ, và ta kết hợp với panning giúp cho âm thanh trở nên rõ ràng hơn. Bởi vậy, nếu khi | làm việc với âm nhạc bạn thấy có sự tranh chấp âm thanh về tần số, bạn có thể tiến hành panning chúng.

Một số bàn trộn cho phép panning ở chế độ đơn âm, điều này có nghĩa bạn có thể dễ dàng quan sát, kiểm tra về sự lệch pha, hoặc sự nổi bật của nhạc cụ.

Xoay – Panning trong âm thanh vòm

Tương tự như âm thanh nổi, panning giúp chia luồng âm thanh ra các hệ thống kênh loa âm thanh vòm, tất nhiên mức độ phức tạp cao hơn. Hiện nay hệ thống âm thanh vòm không còn xa lạ với chúng ta, chúng ta sẽ đi qua những hệ thống âm thanh vòm.

Kênh LFE

LFE là chữ viết tắt của low-frequency effects, hiệu ứng tần số thấp, hệ thống này bổ sung cho dải tần số đáp ứng từ 30 Hz đến 120 Hz, là hệ thống duy nhất cho phép thêm 10 dB vào phần tần số trầm. Điều này cho phép bổ sung năng lượng cần thiết để tái tạo tần số thấp mà không bị bóp méo.

Bộ quản lý âm trầm

Bộ quản lý âm trầm – Bass management subwoofer là một bo mạch hoặc phần mềm có các bộ lọc – filter giúp tách âm thanh gửi ra kênh âm thanh chính có chứa loa kiểm âm – monitor speaker và kênh âm thanh chứa loa siêu trầm – subwoofer.

Quản lý âm trầm

Khi âm thanh được gửi vào bộ quản lý, những âm thanh nào lớn hơn 80 Hz được gửi qua loa kiểm âm, và những âm thanh dưới 80 Hz được gửi ra loa siêu trầm. Tuy nhiên, để khiến âm thanh trầm trở nên rõ ràng hơn, một bo mạch LFE cung cấp thêm năng lượng phần trầm (khoảng +10 dB âm lượng phần trầm dưới 120 Hz), khiến cho phần trầm nghe được có thể xuống thấp tới 30 Hz.

Bởi tất cả hệ thống âm thanh vòm sẽ có loa trầm và hệ thống quản lý âm trầm nên nếu bạn thực hiện cách trộn thông thường, khi lên hệ thống âm thanh vòm lớn chắc chắn sẽ nghe thấy những thứ thực sự bạn không tính trước đó, có thể là tiếng ồn không mong muốn.

Lợi ích của hệ thống quản lý phần trầm:

  •  Loa siêu trầm – subwoofer giúp mở rộng tần số đáp ứng xuống dưới sâu hơn dải âm thanh thông thường.
  •  Loa kiểm âm thông thường dễ dàng tái tạo những âm thanh cao, nhưng lại khó có thể tái tạo âm thanh tần số thấp rõ ràng. Thêm loa siêu trầm để nó rõ hơn.
  •  Để tái tạo tần số thấp một cách tối ưu, việc lựa chọn vị trí đặt subwoofer rất quan trọng. Loa kiểm âm thông thường cũng có thể đặt  ở vị trí tự do hơn.
  • Loa siêu trầm tùy theo mức căn chỉnh, chúng không chỉ xuống âm trầm ở mức 30 Hz, mà thậm chí chúng còn xuống được cả 19 Hz và hơn nữa.
  • Có thể chọn mức đầu ra kênh LFE (từ 0 đến +10 dB) để tái tạo chính xác mức âm lượng cần thiết, điều này tùy thuộc vào nguồn cấp.
  • Khi trộn, việc tắt đi loa siêu trầm giúp đánh giá tốt khả năng tác động của phần trầm trong bản trộn.

Định dạng âm thanh vòm

Trước khi bạn làm quen với việc xoay – panning thế nào với hệ thống âm thanh vòm, bạn cần biết các định dạng mà âm thanh vòm có. Hay nói cách khác, số lượng kênh nhận tín hiệu trên hiệu ứng. Nếu kênh có LFE thì sẽ có ký hiệu thêm 1 (x.1) còn nếu không có sẽ là thêm 0 (1.0). Trong đó x là số lượng loa chính của kênh vòm. 

Cách đặt loa kiểm âm

Hệ thống âm thanh vòm có các hệ thống cơ bản sau: 

  • Hệ thống ba kênh (3.0)
  • Hệ thống LCRS bốn kênh (4.0) 
  • Bốn kênh Quadraphonic (4.0) 
  • Năm kênh (5.0) 
  • Hệ thống 5.1
  • 6.1
  • 7.1 SDDS
  • 11.1 
  • Hệ thống Dolby Atmos

Đọc thêm:

Có thể bạn quan tâm: https://ballad.vn/gia-thu-am-mot-bai-hat/

Chat with Facebook