Hướng dẫn sử dụng công cụ cân bằng – EQUALIZER

Cân bằng EQ

Công cụ cân bằng EQ (Equalizer) trong mixing âm thanh

Trước khi làm việc với công cụ liên quan đến tần số, bạn cần ghi nhớ rằng, chỉ khi bạn có một bản ghi âm thực sự tốt, bạn mới có thể tận dụng được hết tác dụng của tần số. Chắc chắn một điều rằng, dù nhận được bản ghi âm ở bất cứ phòng thu nào, bạn cũng cần phải có một quy tắc cho bản thu đó, bản thu đó phải đạt đủ âm lượng, không bị vượt ngưỡng, phạm vi trên dải tần số thể hiện đầy đủ và rõ ràng.

Công cụ cân bằng – EQUALIZER (EQ) để làm gì?

  • Công cụ EQ nhằm mục đích thay đổi âm lượng của tần số cụ thể một cách tự do.
  • Khiến âm thanh trở nên rõ ràng và sạch sẽ hơn.
  • Khiến cho bản ghi âm trở nên sáng hơn, béo hơn, lớn hơn và rõ ràng hơn.
  • Làm cho nhạc cụ, hòa âm trở nên lớn và sống động hơn.
  • Làm cho các yếu tố, các phần tử âm thanh trong hỗn hợp trở nên hòa quyện với nhau hơn, bằng cách đặt các nhạc cụ trong dải tần mà nó thể hiện tốt nhất. Ví dụ như, giảm tần số thấp của guitar bass để trống kick nghe rõ ràng hơn.

Công cụ EQ có rất nhiều loại, từ những bộ xử lý EQ đơn giản đến phức tạp, từ giả lập trong DAW đến các bộ xử lý phần cứng bên ngoài hộp. Công cụ EQ được tích hợp trong hầu hết các bộ trộn mixing console.

can bang EQ

Dải tần số hiển thị tác động trên EQ thường từ 20 – 20.000 Hz, nhưng bạn cần nhớ rằng tần số thực tế còn mở rộng hơn thế nữa. Mức 20 – 20.000 Hz là mức cảm nhận mà con người nghe được. Tuy rằng các công cụ EQ ngày nay đã tích hợp việc xử lý giới hạn trong dải tần số nhằm hạn chế phá hủy tín hiệu âm thanh đầu vào và ra. Tuy nhiên, để cẩn thận, nhiều kỹ sư sử dụng bộ lọc – filter pass để loại bỏ tần số không cần thiết trước khi tiến hành đưa vào trộn với EQ.

Một khía cạnh mà ít người biết đến chính là việc tăng giảm âm lượng trên dải tần phụ thuộc vào cấu trúc của âm thanh tại thời điểm đó. Nghĩa là khi bạn dùng EQ phù hợp với nhạc cụ này, chưa chắc nó đã tốt cho nhạc cụ khác, nó tốt trong thời điểm này, cũng chưa chắc tốt trong thời điểm khác.

Frequency spectrum | Các dải tần số

Trước khi chúng ta tiến hành EQ’ing, chúng ta cần biết những nguyên lý cơ bản về dải tần số. Nhận thức ở đây chính là phân biệt được các vùng băng thông trên dải tần.

Tần số được đo bằng “Hertz” hoặc “Hz”. Tần số là số chu kỳ trên giây của sóng. Sóng phát ra 200 Hz có nghĩa là có 200 chu kỳ mỗi giây.

Thính giác con người thường được cảm nhận từ dải thấp 20 Hz đến cao nhất 20 kHz. Phạm vi nghe được này gọi là phổ tần số – frequency spectrum.

Giới hạn tần số mà tai cảm nhận được

Sự khác biệt giữa tần số và độ cao pitch chính là đơn vị được thể hiện, một bên bằng chữ số cao độ và một bên biểu hiện bằng cao độ nốt trên nhạc cụ.

Thông thường dải tần chúng ta biết có ba vùng chính là trầm, trung và cao (bass, mid, treble), thế nhưng khi làm âm thanh, chúng ta sẽ quan tâm sáu dải hoặc nhiều hơn. Mỗi cách chia dải sẽ giúp bạn nắm được một phần giá trị nào đó. Bạn có thể xem qua các cách chia dải dưới đây.

Bạn cần lưu ý rằng những cách chia này thuộc về phương pháp cổ điển và nó được coi là quy tắc bất di bất dịch. Nếu bạn sử dụng các EQ trên DAW, chắc chắn nhiều EQ cũng chia sẵn các dải và chỉ rõ các điểm để bạn dễ tiếp cận.

5 dải tần âm và ý nghĩa của nó

  • Low end (150 Hz trở xuống): Đây là nơi chứa các nhạc cụ như sub-bass. Dải tần này cần phải quan tâm một cách cẩn thận, bởi nó dễ bị phá hủy và khó cảm nhận.
  • Low mid (125 – 500 Hz): Dải tần này có tần số cơ bản thấp – fundamental mà phạm vi các nhạc cụ có thể hướng tới. Bởi vậy rất khó khăn để có thể làm chủ dải tần này, nếu sai lầm có thể khiến mọi thứ lầy lội và thiếu sức mạnh. 
  • Mid-range (500 Hz – 2 kHz): Hầu hết các nhạc cụ đều nằm trong dải này (giọng hát, snare, guitar, kèn…). Đây là nơi bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để kết hợp.
  • High-mids (2 kHz – 8 kHz): Dải này có chứa các sóng hài âm – harmonic (giọng hát, cymbal…). Trong phạm vi này bạn sẽ thấy tiếng snap – đập của trống kick và tiếng pluck của cây đàn guitar acoustic.
  • High end (8 kHz trở lên): Đây là nơi chứa các âm thanh của “air” và tiếng “sizzle”. Quá nhiều năng lượng trong dải này sẽ khiến âm thanh trở nên mệt mỏi, hỗn hợp trộn mỏng, trong khi quá ít sẽ làm bản trộn quá lầy lội.

Hiểu cách khác về các dải tần âm

  • Low bass (Dưới 40 Hz): Phạm vi này đôi khi được gọi là “sub-bass”, thường được tìm thấy trong tiếng rap booms và âm trầm của kick drum hay guitar bass. Mặc dù nhiều người khó phân biệt độ cao dễ dàng trong phạm vi này, nhưng nó thường được sử dụng trong các video có hiệu ứng động đất, tiếng rung ồn và vụ nổ.

Một bản ghi đĩa vinyl bình thường có khoảng ba mươi phút mỗi mặt, tương đương với năm bài hát. Vì các rãnh phải rộng đối với tần số trầm nhiều hơn tần số cao, nên đôi khi không được phép đưa mọi thứ dưới 40 Hz. Đó cũng là lý do nhiều bản ghi với đĩa 12 inch lại không thể đạt âm trầm dưới 40 Hz. Và tất nhiên các định dạng như CD và hơn thế không bị ảnh hưởng.

  • Bass (40 – 200 Hz): Đây là phạm vi gần đúng được tăng lên khi bạn bật điều khiển âm trầm trên âm thanh nổi.
  • Oo hzone (200 – 800 Hz): Khi được tăng lên nhiều trong phạm vị này, chúng sẽ phát ra âm thanh khó nghe và không rõ ràng, thậm chí gây ra cảm giác mệt mỏi nếu không được điều chỉnh.
  • Mid ranges (800 – 5.000 Hz): Chúng ta luôn nhạy cảm trong dải tần số này. Tăng 1 dB trong dải này sẽ luôn có cảm giác như tăng 3 dB đối với các dải tần khác. Bạn sẽ thấy rằng đây là nơi bạn sẽ làm việc nhiều nhất. Trên thực tế một số tiếng âm thanh trên điện thoại sẽ tập trung khoảng 3.000 Hz, bởi vậy hạn chế một chút tại vị trí này có thể tốt hơn. Điều quan trọng là khi tăng, giảm bất kỳ đoạn nào ở đây, cần phải cẩn thận, đặc biệt với giọng hát…

Các tần số đáng chú ý khác trong phạm vi này chính là 1.000 Hz, đây là tần số thử nghiệm của các đài truyền hình khi được phát ngoài.

Tần số sau đó là 4.000 Hz gây khó chịu và đó cũng là khoảng tần số hay tạo ra những vết cào trên dải tần số.

  • Highs (5.000 – 8.000 Hz): Phạm vi này được tăng cường nhằm tăng sắc thái treble trên âm thanh nổi, thường làm cho âm thanh sáng hơn và thực hơn.
  • Hi-highs (Lớn hơn 8.000 Hz): Đây là nơi bạn tìm thấy tiếng Cymbal và các sóng hài cao của âm thanh. Tăng dải này bạn sẽ thấy âm thanh giống như bản thu chất lượng cao, nhưng sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Khu vực này cũng chứa tần số cao nhất mà tivi phát được là 15.700 Hz.

Tham khảo thêm một cách tiếp cận tần số khác

  • Sub-bass (16 – 60 Hz): Âm thanh này thường được cảm nhận hơn là nghe, ví dụ như tiếng sấm ở xa. Tần số này cho cảm giác mạnh mẽ nhưng lại không thường xuyên được xuất hiện. Nếu âm thanh quá nhiều phần tần số này, chúng sẽ khiến bản nhạc trở nên lầy lội – muddy.
  • Bass (60 – 250 Hz): Chứa những nốt nhạc cơ bản tạo ra nhịp điệu – rhythm, thường là bass, chính vì thế khi sử dụng EQ tại phạm vi này, chúng có thể khiến bản nhạc trở nên béo hoặc mỏng. Tăng quá nhiều khiến bản nhạc bị khó nghe, cảm giác ầm ầm – boomy.
  • Low mids (250 – 2.000 Hz): Chứa các sóng hài bậc thấp của hầu hết các nhạc cụ. Nếu tăng quá nhiều ở khoảng này ta sẽ nhận được chất lượng âm thanh nghe như từ điện thoại. Nếu tăng với bandwidth Q là 1 octave trong khoảng 500 – 1.000 Hz âm thanh nghe như phát ra từ còi, khi tăng với bandwidth Q là 1 octave trong khoảng 1 – 2 kHz khiến âm thanh nghe mỏng hơn. Nếu có quá nhiều trong phần này của bản nhạc có thể gây mệt mỏi. Thông thường trong dải này sẽ nhấn mạnh một điểm phía cuối low và một điểm phía trên. Tăng trong khoảng 250 – 500 Hz sẽ làm nổi bật không khí trong phòng thu, thêm sự rõ ràng cho các nhạc cụ âm trầm và nhạc cụ phát ra tần số thấp. Trong phạm vi từ 500 – 2.000 Hz nếu tăng khiến cho các nhạc cụ tần trung như guitar, share, saxophone… trở nên rẻ – honky, và quá nhiều trong dải từ 1 – 2 kHz khiến bản nhạc bị loãng hoặc bị nhỏ – tinny.
  • High mids (2 – 4 kHz): Nếu tăng ở khoảng này chúng sẽ làm mờ đi các đặc điểm của giọng nói, không phát huy được chất lượng của giọng nói hoặc những âm từ môi bật ra với những từ “m”, “b”, “V”. Tăng quá nhiều, đặc biệt ở dải tần số 3 kHz, khiến nghe cảm thấy mệt mỏi. Việc hạ xuống ở dải 3 kHz trên nhạc cụ nền và thêm đỉnh nhẹ ở 3 kHz cũng khiến cho giọng hát nghe rõ hơn trên nền bản nhạc mà không cần phải hạ mức âm của bản nhạc. Các phần âm thanh attack – tấn công của các nhạc cụ bộ gõ, nhịp điệu nằm trong phạm vi này. Phạm vi này cũng tăng sự hiện diện của các nhạc cụ tần trung.
  • Presence (4 – 6 kHz): Khoảng này sẽ giúp tạo nên độ rõ ràng và sắc nét của giọng nói hoặc nhạc cụ. Việc tăng phạm vi này khiến cho âm nhạc cảm giác gần gũi với người nghe. Giảm tại 5 kHz làm cho âm thanh cảm giác xa hơn và trong suốt hơn. Dải tần này chịu trách nhiệm tạo sự rõ ràng cho bản nhạc, là thước đo nhận thức về khoảng cách. Nếu tăng khiến cảm giác gần người nghe hơn.
  • Brilliance (6 – 16 kHz): Kiểm soát độ rực rỡ, rõ ràng của âm thanh. Tuy nhiên, nếu nhấn mạnh quá nhiều trong phạm vi này có thể tạo nên sibilance trong giọng hát, hoặc tạo ra các vết cắt trong âm thanh. Hãy kiểm tra và theo dõi các đồng hồ đo.

Những điều trên trích theo tạp chí: Leo di Gar Kulka – “Equalization – The Highest, Most Sustained Expression of the Recordist’s Heart,” Recording Engineer/Producer, Vol. 3, Number 6, November/December, 1972. Và nó là chân lý cho nhiều kỹ sư âm thanh ngày nay.

Để dễ dàng hơn trong việc kiểm soát tần số, hãy quan sát cách các tần số di chuyển. Hãy quan sát chúng ở mức độ theo quãng tám – octave. Bảng ở dưới là một ví dụ về điều cần quan sát.

Octave BandEffect
31 HzRumble, “chest”
63 HzBottom
125 HzBoom, thump, warmth 
250 HzFullness hoặc mud
500 HzHonk
1 kHzWhack
2 kHzCrunch
4 kHzEdge
8 kHzSibilance, definition, “ouch!”
16 kHzAir

Bảng ở phía trên gọi là Graphic Equalizer Chart, mỗi một nhạc cụ sẽ có một bảng Graphic Equalizer Chart riêng biệt, hãy tìm kiếm nó trước khi bạn bạn bắt đầu trộn.

Trong một số plugin EQ có các cài đặt để hiển thị những khu vực cần lưu ý khi tiến hành EQ.

Đọc thêm:

Chat with Facebook