Trước khi chúng ta đi sâu vào việc mixing âm thanh là gì, cách mixing như thế nào, các bước ra sao, hay là các công cụ cần thiết để mix, chúng ta cần thực sự hiểu mix là gì?
Mixing là gì?
Mixing có thể hiểu một cách đơn giản chính là lấy nhiều bản âm thanh, kết hợp chúng lại với nhau thành một bản nhạc cuối cùng. Bản nhạc cuối cùng này có thể là âm thanh nổi 2 kênh hoặc 6 kênh hoặc là âm thanh vòm surround.
Đọc thêm:
- Khi sắp xếp lưu ý những gì? Bố cục nào là tốt trong khi mixing?
- Phòng tập nhạc, tập band cần trang bị những gì?
- Hướng dẫn chọn loa kiểm âm
- Giá thu âm một bài hát
Mixing là một quá trình bao gồm cả nghệ thuật và khoa học. Chúng ta sử dụng nhiều công cụ kỹ thuật, máy móc để mang lại cảm xúc nhất định cho bài hát.
Hỗn hợp mixing sẽ giúp bài hát trở nên tuyệt vời hơn và động lực dynamic nhiều hơn, bằng cách cắt ghép, chỉnh sửa, bổ sung các hiệu ứng theo cách thức riêng của mỗi cá nhân, nhằm trình bày bài hát.
Mixing cũng là giai đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất âm thanh. thường thấy là một bài hát và cũng có thể liên quan đến trình radio, truyền hình, phim, video quảng cáo, webcast , chương trình liên quan đến âm thanh nào.
Thông thường, định dạng của nó là tệp âm thanh nổi , có thể là âm thanh vòm – surround, âm thanh analog băng từ hoặc các phương tiện lưu trữ khác.
Mixing là một công việc kết hợp giữa sáng tạo và kỹ thuật
Lịch sử phát triển của mixing
Lịch sử phát triển của mixing luôn gắn liền với lịch sử lịch sử phát triển của ghi âm. Rõ ràng, gần như kỹ thuật ghi âm đã thay đổi theo triển của máy móc, kỹ thuật thu. Tương đương với nó, kỹ thuật mixing cũng bị thay đổi theo công nghệ ghi âm tương ứng.
Vào thời kỳ ban đầu, những năm 50s, hầu như chưa từng tồn tại việc mixing bản nhạc. Kỹ thuật thu lúc bấy giờ là bằng máy ghi âm đơn (single – track mono), có nghĩa là dù bạn có ghi âm với số lượng micro nhiều đến đâu thì tín hiệu đầu vào được ghi lại cũng chỉ là duy nhất. Về sau, khi kỹ thuật ghi âm phát triển hơn, người ta có thể ghi âm trên nhiều track (multi – tracks), từ đó kỹ thuật mixing bắt đầu.
Từ thời điểm đầu tiên, khi các kỹ sư bắt đầu làm việc với những máy ghi âm analog, mà sự giới hạn về mặt số lượng rãnh được ghi từ 3 đến 4 rãnh, việc phân chia số lượng micro và nhạc cụ lên mỗi track trở thành một vấn đề đối với người mix nó. Đôi khi họ thu lẻ và tiến hành ghi đè chúng lên một đường track cụ thể. Lúc bấy giờ, muốn ghi âm và mixing, kỹ sư âm thanh có rất ít công cụ để sử dụng, chủ yếu là EQ, compression và tape delay.
Khoảng năm 1975, nhờ sử dụng rộng rãi loại máy bằng từ 24 track để ghi âm tiêu chuẩn, kỹ thuật mixing đã thay đổi rất nhiều và dần ổn định như ngày nay. Những chức năng bổ sung được thêm vào giúp thuận tiện trong quá trình ghi âm và mixing hơn.
Những năm 1970 và 1980 là sự xuất hiện của các digital audio Workstation (DAW), bắt đầu kỷ nguyên sử dụng âm thanh kỹ thuật số trong việc thu âm và sản xuất âm thanh, âm nhạc.
Vào khoảng năm 2001, việc sử dụng DAW ngày càng trở nên phổ biến. Phần lớn các trình điều khiển và hiệu ứng được đặt bên trong DAW, nó loại bỏ nhu cầu về việc sử dụng các thiết bị bên ngoài để mixing. Điều này ảnh hưởng đến quy trình kinh doanh và sản xuất âm nhạc. Do có mức ngân sách thấp hơn rất nhiều so với trước đây, nhiều cơ sở hoạt động như một studio thương mại nhưng dưới dạng studio trong nhà.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của các ứng dụng DAW miễn phí hoặc chi phí thấp, nhưng có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm trước đó, đây là thời điểm để bạn trở thành một kỹ sư hoặc một nhà sản xuất âm thanh theo cách của mình.
Bốn phong cách mixing phổ biến
Trước đây, do các kỹ sư bắt đầu thực hiện quá trình ghi một lúc ngay trong studio của họ nên không cần ngạc nhiên khi thật dễ dàng nhận ra bản thu được ghi ở đâu chỉ qua âm thanh của bản mixing.
Vào thời kỳ trước, số lượng người tham gia trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc còn khá hạn chế, điều kiện vật chất và thời gian không đủ. Bởi vậy, những phong cách được xác định theo khu vực mà họ làm việc. Ngày nay, sự nở rộ của khoa học kỹ thuật khiến giới hạn về phong cách không còn mấy khác biệt. Tuy nhiên vào thời kỳ trước, khoảng năm 80s và 90s, có bốn phong cách tiêu biểu sau: New York, Los Angeles, London và Nashville News.
Phong cách New York
Phong cách này rất dễ nhận ra bởi họ sử dụng rất nhiều tính năng nén (compression), khiến cho bản nhạc trở nên kích thích và mạnh mẽ. Họ thường nén lần đầu tiên với bản thu họ nhận được, sau khi mixing một vài lần với các nhóm, họ lại nén. Trong quá trình nén, họ sẽ tăng giảm cường độ theo nhịp điệu để khiến bản nhạc trở nên kịch tính tính hơn.
Phong cách Los Angeles
Phong cách này thiên về sự tự nhiên hơn, họ cũng nén nhưng ít hơn. Họ thường hướng tới âm thanh được thu như một buổi diễn trực tiếp, thêm một chút hồi âm để âm thanh được hòa hợp hơn.
Phong cách London
Gần giống như phong cách New York, họ nén khá nhiều, tuy nhiên trong các nhạc cụ họ thêm vào đó rất nhiều hiệu ứng. Mặc dù như chúng ta biết, việc mixing rất quan trọng trong việc sắp xếp và bố cục các phần tử bên trong, thế nhưng với sự mixing của phong cách London sự phức tạp đến từ việc phải thay đổi các hiệu ứng sao cho phù hợp các đoạn của bài hát, nhằm đạt được một nội dung cụ thể.
Phong cách Nashville News
Cách mixing này hướng tới việc đưa giọng hát làm trung tâm của bản nhạc. Bạn sẽ có cảm giác rằng ca sĩ đang đứng trước một dàn nhạc, và đôi khi bạn thấy dàn nhạc bị lu mờ trước giọng hát. Phong cách này khá giống với việc thu âm trực tiếp vào những năm 60s, 70s khi người ca sĩ ngồi trước dụng cụ thu âm và nhạc công ngồi phía sau.
Mixing trong kỷ nguyên mới
Ngày nay, dù rằng nhiều phong cách mixing đã được hình thành, chúng được phân biệt với nhau bằng cách khác so với thời kỳ trước, chủ yếu dựa vào thể loại và cách chúng được thể hiện. Có rất nhiều tư duy mixing và cách suy nghĩ khác nhau để mixing. Bởi vậy, vào thời điểm này mà nói, hoàn toàn không có một ranh giới rõ ràng, công thức cũng như quy chuẩn nào cho người kỹ sư mixing. Chính vì thế mà các kỹ sư mới bắt đầu vào nghề thường rất đau đầu khi tìm kiếm tài liệu, cũng như môi trường học tập tiêu chuẩn gốc.
12 điểm khác nhau giữa mixing trong phòng thu và mixing trong buổi diễn trực tiếp
Mixing trong phòng thu và mixing trong buổi diễn là hai quá trình khác nhau, từ quá trình suy nghĩ, tư duy, tiếp cận và chuỗi thao tác cũng khác nhau. Dưới đây là 12 điểm nổi bật dễ thấy.
Tiết mục:
Trong khi các buổi biểu diễn bắt bạn phải thực hiện và hoàn thành nó ngay tức khắc, còn với phòng thu bạn có thể dừng lại và tiếp tục mixing vào ngày kế tiếp.
Phân tích:
Trong buổi diễn trực tiếp, phần nhạc của bạn sẽ kết thúc ngay lúc đó, nếu có sơ suất bạn khó lòng làm lại. Nhưng bạn có thể kiểm tra nó một cách kỹ lưỡng, tiến hành chỉnh sửa và thay đổi theo yêu cầu.
Thiết bị:
Thiết bị trong phòng mixing và thiết bị tại buổi biểu diễn khác nhau. Chúng gần như tương đương, thế nhưng trong phòng mixing có thể ít hơn và hoàn toàn được hỗ trợ bởi các plugin giả lập.
Người hướng dẫn:
Trong buổi diễn trực tiếp, người chỉ huy sẽ quyết định tất cả, thế nhưng trong phòng sản xuất, người sản xuất sẽ quyết định điều này. Họ có khả năng thay đổi tất cả và tạo mới mọi thứ theo yêu cầu.
Cảm nhận:
Mixing trong phòng sản xuất, bạn có thể kiểm tra một cách chi tiết và tinh tế. Nhưng với một bản trộn trong buổi diễn, bạn thấy được cả không khí của người chơi và khán giả. Còn trong studio mọi thứ cần phải được nắm bắt một cách hoàn hảo. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ có một bản thu tuyệt vời với nhiều cảm xúc hoặc một sự chìm lặng.
Quy tắc:
Trong khi diễn tấu một bản nhạc thực tế, bạn có thể mắc sai lầm, nhưng nó có thể dễ dàng bỏ qua, hoặc được đồng nghiệp hỗ trợ mà giảm khiếm khuyết. Thế nhưng trong phòng thu, mọi thứ đều được phơi bày trong bản mixing. Điều đó có thể gây khó chịu cho người mixing nó.
Độ khó công việc:
Trong quá trình mixing trong phòng thu, có thể rất ít các yếu tố tác động, thế nhưng để xây dựng được một bài hát cần phải cân nhắc rất nhiều vấn đề. Trong khi đó, việc mixing 30% diễn với hàng ngàn khán giả, có thể gây mất cân bằng và khó nó trọn mọi khoảnh khắc.
Chuẩn bị:
Trong một buổi biểu diễn trực tiếp, nhiều trường hợp nghệ sĩ không được nghiên cứu trước tác phẩm, họ đến và biểu diễn nhờ đọc bản nhạc. Tuy nhiên, trong phòng thu mọi chuyện sẽ khác.
Phương pháp tiếp cận:
Trong buổi biểu diễn trực tiếp người mixing cố gắng tạo ra một phương thức mixing giống nhau. Trong phòng thu, mỗi bản mix lại mang một phong cách khác nhau. Việc này khiến người trên phải thử nghiệm nhiều cũng như liên tục thay đổi để tạo ra cách mixing tốt nhất.
Tốc độ:
Trong buổi diễn trực tiếp, mọi thứ được sắp xếp một cách có trình tự. Và dường như, từ lúc bắt đầu làm việc với đối tác đến khi hoàn thành show diễn, mọi thứ đều có lịch trình và mức độ cụ thể. Tuy nhiên, với một phòng thu, tất cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài lề. Nó có thể hoàn thành sớm hay muộn, hoặc được điều chỉnh và bổ sung một cách không cố định.
Bộ công cụ cần thiết:
Trong quá trình mixing trực tiếp, bạn cần kỹ năng kết hợp âm thanh với yếu tố môi trường diễn ra buổi diễn. Trong khi đó, với phòng thu yêu cầu bạn cần có một tham số âm thanh cụ thể, để tạo ra được mức âm và chất lượng âm thanh tương ứng.
Tính độc lập:
Trong một buổi biểu diễn trực tiếp đòi hỏi nhiều người, nhiều công đoạn phối hợp với nhau. Tuy nhiên trong phòng thu bạn có thể xé lẻ và mixing từng thứ một. Và điều đó đôi khi khiến cho việc mixing trở nên cô lập và mệt mỏi.
Học cách mixing như thế nào
Mixing không thể được dạy, mà phải tự học. Để trở thành một người mixing – mixing tốt, bạn bắt buộc phải trải nghiệm rất nhiều. Đôi khi, bạn sẽ vô cùng thích thú khi tạo ra cách mixing của riêng mình và được mọi người hưởng ứng. Tuy nhiên, có những lúc bạn sẽ phải xóa đi tất cả và lặp lại thao tác, để tìm hiểu xem lỗi nằm ở đâu. Sau nhiều lần làm đi làm lại, đôi tai bạn trở nên sắc bén và nhạy cảm hơn, kèm theo đó, kỹ thuật của bạn cũng dần được hoàn thiện.
Có rất nhiều yếu tố tác động lên việc mixing. Mixing phụ thuộc nhiều vào bài hát, thể loại âm nhạc, nhạc sĩ, chất lượng , ghi và cách sắp xếp. Sẽ có những lúc bạn thấy quá trình trên một cách nhanh chóng, nhưng có những lúc bản mixing của trăm bản ghi, quá trình mixing sẽ rất vất vả và mệt mỏi.
Ngoài việc tự thực hành mixing trên bản nhạc của mình, hãy thử mixing với các bản nhạc của bạn bè. Đó là một cách giúp bạn học tập một tốt nhất.
Sự tiềm ẩn trong quá trình mixing
Có thể nghĩ đơn giản rằng một bản mix là sự kết hợp của việc tăng giảm cường độ âm lượng của fader, tạo sự cân bằng, thêm hiệu ứng Thế nhưng, trong quá trình mixing, có rất nhiều yếu tố khác kèm theo, từ việc nhận được bản thô, hoặc trực tiếp ghi âm, đến việc cân nhắc mọi thứ tốt hơn.
Sự sắp xếp
Có thể, ban đầu bạn sẽ làm mọi thứ từ thu âm đến mixing, trong sự kiểm soát và kinh nghiệm của bạn. Nhưng, nếu bạn chỉ là một kỳ sự âm thanh và chỉ mixing, thì khi bạn nhận được một bản ghi âm thô và thực sự kém chất lượng, điều đó có thể khiến bạn đau đầu.
Bất cứ ai dù không có kinh nghiệm cũng hiểu rằng sự sắp xếp vấn đề không chỉ nằm trong hỗn hợp bản mixing của bạn.
Ngày xưa, khi mixing họ chỉ cần ghi chép và đánh dấu, số lượng bán phi cũng hạn chế hơn. Ngày nay bạn phải làm việc với số lượng tệp âm thanh nhiều hơn thế và số lượng track nhạc theo dõi không giới hạn. Có một mớ các thông tin mà bạn cần lưu ý, thế nhưng bạn bị lẫn lộn vào trong một mớ âm thanh dày đặc. Đó là lý do tại sao người kỹ sư mixing cần phải có nguyên tắc sắp xếp nhất định.
Việc sắp xếp này ảnh hưởng đến quá trình làm chủ về độ cân bằng Sắp xếp khôn khéo các yếu tố nhỏ trong các yếu tố lớn để có thể tăng cảm nhịp điệu, tiết tấu… cho phù hợp.
Tính biểu diễn
Vào thời kỳ trước, những năm 50s – 70s trước khi thu âm và sản xuất, mọi thứ phải được sắp xếp một cách kỹ lưỡng, mọi sai sót phải được hạn chế. Thông thường, mọi thứ sẽ được thu trực tiếp và khó chỉnh sửa về sau.
Ngày nay, kỹ thuật sản xuất đã phát triển lên một tầm cao khác, bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều từ phòng thu đến phòng làm việc như trước nữa. Thậm chí, trong quá trình ghi âm biểu diễn, bạn có thể có một chút sai sót nhỏ, nhưng nhờ công cụ hiện đại, mọi thứ có thể được chỉnh sửa dễ dàng, và thành phẩm sẽ có một sự mix với hiệu suất cao hơn. Hoặc một số yếu tố giả tạo có thể được đưa vào nhằm nâng cao tính tích cực cho bản nhạc.
Nhưng hãy lưu ý rằng dù công nghệ có phát triển đến đâu, bản thân người biểu diễn phải thực sự tốt mới có thể cho ra được bản nhạc hay.
Đặc điểm yêu thích
Mỗi bài hát đều có một điểm nhấn, khiến bạn phải chú ý và không thể rời tại khỏi nó.
Tìm điểm trọng tâm của bản nhạc dựa vào yếu tố của bài hát từ thể loại, một số thể loại để ra được chất, màu sắc cần phải có một cách phối đúng.
Mặc dù một bản nhạc phụ thuộc nhiều vào giọng hát, cũng không cần phải quá xuất sắc mới đạt được nó. Hay nói giọng hát không phải là điểm nhấn chính của một bản nhạc còn lại sẽ giúp bản nhạc của bạn đẹp hơn.
Làm sao để biết quá trình kết hợp được hoàn thành
Đây là câu hỏi được đặt ra khá nhiều. Không có câu trả lời cụ thể nào cho vấn đề này.
Trong quá trình mixing, một số kỹ sư dễ dàng chấp nhận việc hoàn thiện trước khi họ quan tâm đến các yếu tố riêng lẻ, chi tiết. Nhưng số khác lại quá chuyên tâm vào chi tiết, đôi khi làm mất đi các khó ban đầu, khả năng sáng tạo và dễ tạo ra mớ lộn xộn. Điều này tương tự như việc biên tập.
Khi làm việc với khách hàng, với hạn chế về mức ngân sách và gian, đôi khi thời điểm kết thúc câu chuyện chính là thời gian kết thúc dự án. Nhưng nếu có nhiều thời gian hơn thì hãy cố gắng làm nó tốt nhất.
Đối với trường hợp làm việc quá chi tiết, hãy thử thay đổi cấn A (khoảng vài phần mười dB), bạn có thể dễ dàng tìm kiếm điều cần thiết và hoàn thành nó.
Hãy nhớ rằng những vấn đề của ngày hôm nay chưa chắc là vấn đề của ngày mai. Ngay cả khi đã kết thúc dự án trong nhiều tháng, khi nghe lại bạn vẫn có thể thấy những vấn đề. Vậy nên, hãy thoải mái với những gì mình làm và đừng tìm kiếm sự hoàn hảo, bởi điều đó là không thể.