Cân chỉnh Trống, Bass và xử lý âm tần cao

Vị trí của bass

Mối quan hệ giữa bass và trống là gì

Mối quan hệ giữa bass và trống luôn là một vấn đề cần xem xét nghiêm túc. Hãy lắng nghe tần số cơ bản của cả hai, và tinh chỉnh để chúng không bị quá tải trên bất cứ dải tần nào. Giả sử tần số cơ bản của trống kick drum là 90 Hz, còn bass là 50 Hz (trong một số trường hợp, kick drum có tần số cơ bản thấp hơn, nhất là đối với một số dòng nhạc hiện đại ngày nay -80 Hz là con số tốt để phân biệt kick và bass). 

Drum Kit

Vậy làm thế nào để tạo sự cân bằng giữa chúng?

Nguyên tắc chung chính là luôn tạo khoảng trống giữa hai nhạc cụ này trong hỗn hợp, nếu chúng dính vào nhau, âm thanh sẽ trở nên lầy lội. Cách đơn giản hãy để cú kick ở phần tần số thấp, còn bass ở phần cao hơn một chút (hoặc ngược lại).

Vị trí của bass

Để làm được bạn cần có một chiến lược định hướng trước đó. Dưới đây là bước làm:

Để EQ trống kick khoảng 60 – 120 Hz

Ở khoảng này với những loa nhỏ và công suất thấp vẫn có thể nghe rõ ràng. Để cảm thấy âm thanh mạnh mẽ, nhiều lực hơn và tấn công mạnh hơn có thể tăng tần số 1 kHz – 4 kHz. Nếu cần tinh chỉnh, hãy chỉnh ở khoảng 200 – 600 Hz để cảm thấy âm thanh không bị bí. Nếu bạn giữ tiếng kick khoảng 30 – 60 Hz bạn sẽ có cú kick thật sâu, rõ ràng, nhưng có thể nó sẽ bị mỏng và không tốt lắm với nhiều hệ thống. Hầu kết các kích cỡ 22 inch đều cho tần số trong khoảng 80 Hz.

Vị trí của kick

Tăng âm trầm bass và kick

Một cú kick sẽ trong phạm vi 60 – 80 Hz, trong khi âm bass trong khoảng 80 – 250 Hz (có thể ngược lại tùy bài hát). Vì phạm vi của âm trầm bass và kick khá rộng, dễ trùng nhau, bởi vậy khi muốn tăng chúng bạn hãy sử dụng bộ lọc high pass filter trước, giả dụ với kick là 30 Hz, còn với bass là 50 Hz. Tuy nhiên, sẽ có khác nhau tùy theo phong cách và sở thích, nhưng chắc chắn phải thêm bộ lọc để âm thanh không bị rè hoặc lầy lội.

Có một sai lầm chính là tăng quá mạnh một cú kick hoặc cắt quá nhiều đối với phần bass

Điều này có thể khiến âm thanh có xu hướng không nhất quán với nhau. Bình thường khi một âm thanh diễn ra, sẽ có quá trình chuyển đổi trên lớp envelope, khiến âm thanh trở nên ngắn, thiếu độ sâu hoặc cộc, có thể mất sự chi tiết. Đối với nhạc pop, bạn cố gắng giữ bộ gõ ở phía dưới còn âm trầm bass và nhạc cụ ở phía trên.

Đảm bảo tiếng share phải thật rõ ràng và ổn định trong hỗn hợp

Để đạt được điều này bạn cần một chút nén cho tiếng snare. Với EQ tăng một chút khoảng 1 kHz để âm thanh tấn công mạnh hơn,

đối với 120 – 240 Hz cho tiếng body, và 10 kHz cho tiếng đập snap. Khi bạn thu âm trống, ở phần cymbal và một số thành phần của trống sẽ có tần số 1 kHz, tuy nhiên hãy nhường chỗ tất cả cho snare. Nhưng đôi khi sẽ khiến các tom bị tiếng kiểu boomy, vì thế hãy cắt chúng dưới 60 Hz trước khi bắt đầu EQ ở nơi khác.

Nếu bạn cảm thấy âm thanh thực sự khó nghe, đục và bùn, hãy thử tắt kick và bass để nghe các phần còn lại

Có thể bạn cũng sẽ khó nhận ra một số tần số ở một số nhạc cụ là không cần thiết trong bản trộn. Giả dụ như piano hoặc guitar, chủ yếu bạn trộn sẽ tập trung vào phần giữa hoặc trên cao, trong khi phần ở dưới bạn lại không quan tâm, điều này khiến nó có thể bị lẫn với phần tần số của bass và kick, vì vậy tốt nhất là dùng bộ lọc high pass filter để cắt bớt. Lúc này khi nhạc cụ nếu có chơi solo, có thể nghe sẽ cảm giác mỏng hơn, nhưng trên mặt tổng thể bạn sẽ thấy nó hòa hợp hơn nhiều. Không cần cắt quá nhiều với các nhạc cụ, hãy xem xét và cắt khi cần thiết.

Đối với nhạc dance, chú ý rằng trống và bass có giai điệu mạnh mẽ

Đối với nhạc dance, yếu tố quan trọng chính là bass line, thường được tái tạo với âm thanh lớn. Bởi vậy cần điều chỉnh chúng một cách hợp lý.

Nếu bạn cảm thấy âm thanh bass và kick của bạn không đủ, hãy tăng âm lượng chứ không phải EQ. Hầu hết kick và bass đều ở khu vực âm trầm, và ở phần trầm chủ yếu là nhạc cụ kick và bass, bởi vậy hãy tăng cấp độ âm lượng chứ không phải EQ của các nhạc cụ. Sau khi đạt đủ âm lượng, lúc này mới cân nhắc tăng EQ.

Dùng EQ để xử lý các vấn đề về tần số

Xử lý rumble

Rumble là dạng âm thanh thấp từ 40 Hz trở xuống. Trong quá trình ghi âm, âm thanh của hệ thống gió, quạt, điều hòa không khí, rung động của đường cao tốc, xe chạy gây ra những tiếng ồn.

Rumble cũng có thể là tiếng trầm thấp, thường là do các hệ thống loa không tái tạo nổi các âm thanh chi tiết, khiến âm thanh trở nên méo và không ổn định tại phần thấp. Đa số những điều này mọi người không nhận ra. Hãy dùng HPF để loại bỏ nó, nhưng hãy tinh tế sử dụng vì nó cũng có thể khiến âm thanh bị lỗi.

HPF-Low cut loại bỏ phần trầm rung

Xử lý hum và buzz

Hum thường xuất hiện là do sự nhiễm từ dây điện hoặc nguồn cấp điện được tạo bởi các nguồn AC 60 Hz (hoặc nguồn 50 Hz). Khi điện chạy qua dây điện, các bức xạ điện tạo ra các sóng hài ở các tần số 60 Hz, 120 Hz, 180 Hz, 240 Hz… là bội số của 60 Hz, tạo những tiếng vo ve buzz. Buzz cũng thường thấy khi thu âm amp guitar.

Xử lý Hum

Một trong những cách sửa chính là thay đổi lại hệ thống điện hoặc nguồn cấp không gây tiếng ồn.

Hum Remove

Sử dụng bộ lọc thông cao HPF lọc tần số từ 60 Hz (50 Hz) và tăng dần lên. Hoặc dùng các điểm Q với băng thông Q cao, nhấn vào điểm là bội của tần số gây ra tiếng buzz.

Xử lý pop và tiếng gió

Một vấn đề xảy ra trong quá trình thu âm chính là xuất hiện những tiếp đập – pop trong khi thu âm với micro. Những tiếng đập này khi ca sĩ hát đẩy hơi quá nhiều, đặc biệt tại các chữ có nguyên âm “P” và “B” hoặc khi thu âm trực tiếp ngoài trời có xuất hiện gió. Thông thường để giảm điều này trong quá trình ghi âm, họ sử dụng pop filter hoặc wind screen, là các tấm lọc chặn gió để hạn chế những âm bật. Thực chất các dạng tấm lọc gió này là một dạng lọc thông cao – HPF nhằm hạn chế tần số thấp.

Nếu như âm thanh khi thu xuất hiện trong bản ghi, bạn có thể sử dụng bộ lọc thông cao – HPF và lược bỏ tần số xuất hiện tiếng bật. Thường nó nằm dưới 200 Hz.

Tạo sự rõ ràng bằng cách xóa bỏ các tần số bùn – Muddy

Dải tần số thường xuyên gặp vấn đề khi ghi âm tại nhà là 250 – 500 Hz. Nếu cảm thấy bản nhạc có những âm thanh bùn, lầy lội – muddy hãy loại bỏ nó.

Cắt nhẹ khoảng 3 dB với băng thông rộng trong khoảng 250 – 350 Hz sẽ giúp ích cho bản thu của bạn.

Xử lý hiệu ứng âm thanh gần – Proximity effect

Nhạc cụ càng gần với micro sẽ tạo ra hiệu ứng gần, tức là nhạc cụ càng gần với micro dẫn đến âm thanh càng trầm. Trong một số trường hợp, đặc biệt là DJ, họ rất thích những âm trầm cấp thấp như vậy, chúng khiến âm thanh trở nên ồn ào hơn.

Để xử lý vấn đề này, trên thực tế trong quá trình ghi âm trực tiếp trong phòng thu, kỹ sư thu âm thường hướng chếch mic thu âm ra khỏi vị trí trực diện với mặt phát của nhạc cụ.

Ví dụ, khi thu âm giọng hát thường đặt chéo micro một góc vừa phải, vừa tránh âm bật vừa giảm âm trầm trực diện. Hoặc với thu âm guitar, micro thường tránh lỗ thoát âm trực diện cũng vừa tránh bật và tránh âm trầm phát ra từ thùng đàn, tạo những tiếng um không mong muốn.

Sử dụng bộ lọc thông cao – HPF để loại bỏ tần số thấp.

Xử lý tiếng xì – Hiss

Tiếng xì – hiss thường ở phần tần số cao, chúng tạo ra những tiếng ồn trong đầu bạn, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Thậm chí bạn cảm thấy chúng có màu sắc, bởi vậy bạn sẽ có thêm những khái niệm như tiếng ồn trắng, tiếng ồn hồng, tiếng ồn nâu – white noise, pink noise, brown noise.

Xử lý tiếng xì hiss với LPF-High cut

Tiếng xì thường xuất hiện bởi những âm thanh trong phòng, nhưng thường là chúng đến từ các thiết bị micro – preamps máy bằng. Những dạng tiếng ồn trắng như vậy hiếm khi xảy ra. Nhưng nó sẽ xuất hiện khi bản thu âm tăng quá nhiều động lượng.

Với những mức ồn có nhiều năng lượng hơn ở mỗi đoạn quãng tám, chúng tạo ra tiếng ồn màu hồng.

Để xử lý tiếng ồn bạn sử dụng bộ lọc cấp thấp – LPF hoặc đường giảm dốc của tần số cao. Để tránh tập trung vào tần số xì – hiss.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo