Động lực với âm lượng
Điều dễ dàng nhất để tạo ra động lực chính là cài đặt mức âm. Chỉ cần tạo ra âm thanh to hơn hoặc nhỏ hơn đều sẽ tác động lên cảm nhận âm thanh. Tuy nhiên, một động lực với âm lượng mạnh nhất là khi được phát động trên nhạc cụ lẻ. Trong khi đó, động lực với âm lượng trên hỗn hợp trộn sẽ tạo ra động lực khác, nó hình thành phong cách âm nhạc cho bài hát.
Có thể bạn quan tâm: Tấm gỗ tiêu âm cho phòng thu
Cấp độ động lực của âm lượng
Bạn có thể tạo ra một loạt các động lực cảm xúc và âm nhạc tùy thuộc vào cách cài đặt cần gạt âm lượng – fader trên bảng điều khiển. Mức độ động lực – dynamic đầu tiên và cơ bản là dựa vào nơi đặt âm thanh của phần tử nhạc cụ trong mối quan hệ với các âm thanh khác. Ví dụ, nếu bạn đặt một giọng hát lớn vào phía trước bản phối, sẽ nghe khác với việc bạn đặt với mức âm nhẹ nhàng hơn.
- Xem thêm: Tai nghe kiểm âm
Động lực về mức âm trong âm nhạc tạo ra vị trí phức tạp hơn nhiều so với những gì mọi người tưởng tượng. Nhiều người nghĩ rằng chỉ điều chỉnh âm lượng để khiến chúng nghe giống như hiện diện ở khắp nơi trong trường nghe là đủ. Tuy nhiên, thông thường, chúng ta không muốn tất cả cùng âm lượng. Chúng ta thường muốn một số nhạc cụ to hơn nhạc cụ khác, một số ở trước và một số ở sau, một số rõ nét và một số mờ nhạt.
Mỗi nhạc cụ đều có mức âm lượng truyền thống, những cài đặt đã được quy định riêng dựa theo phong cách âm nhạc. Nhiều loại nhạc quy định khá nghiêm ngặt cho việc này. Ví dụ: Các mức âm lượng cho big band, jazz, đồng quê khá chặt chẽ, trong khi đó rap, hiphop lại lỏng lẻo hơn.
Nếu chúng ta xác định âm lượng bằng decibel (dB), dựa trên mức áp suất âm thanh, thì âm thanh được đặt hơn 140 cấp độ âm lượng khác nhau. Nhưng trên thực tế, khi trộn chúng ta sẽ chỉ nhận thấy âm lượng thay đổi rõ ràng khi thay đổi 3 dB và hơn thế nếu như chúng ta trộn bản nhạc với nhiều thành phần. Để làm cho mọi thứ dễ hiểu, chúng ta hãy chia cấp độ phạm vi động – dynamic range của âm thanh làm sáu cấp độ, cấp độ 1 là lớn nhất và cấp độ 6 là nhỏ nhất.
Chú ý rằng giá trị đặt ra ở đây chỉ mang giá trị tương đối, các giá trị chính xác phụ thuộc vào từng kết cấu của loại sóng âm thanh bạn đang làm việc.

Phạm vi cấp độ của âm lượng
Âm lượng cấp độ 1: Âm thanh ở mức âm lượng này rất lớn. Trên thực tế, việc đặt âm lượng kiểu vậy là khá hiếm và không bình thường. Trong âm nhạc, những âm thanh ở cấp độ này thường có thời gian rất ngắn. Chỉ một số nhạc cụ hoặc trường hợp đặc biệt mới dùng cấp độ âm lượng này, còn đa số nhạc cụ nếu đặt ở mức này được cho là thiếu hiểu biết. Âm thanh điển hình khi sử dụng cấp độ này là những tiếng la hét, vụ nổ…
Âm lượng cấp độ 2: Mức âm thanh ở cấp độ này thường tập trung vào giọng hát và nhạc cụ chính, chúng là trung tâm của mọi sự chú ý. Nếu một bài hát có một nhạc cụ chơi xuất sắc, chơi solo, nhạc cụ này thường đặt ở cấp độ 2 trong bản phối. Bạn cũng có thể tìm thấy sự bùng nổ của rap, trống, kick, tom trong các bản nhạc nặng như metal.
Âm lượng cấp độ 3: Âm thanh ở cấp độ này thường tạo nên sự thống nhất về nhịp – rhythm của các nhạc cụ chủ đạo (có thể là nhạc cụ chính hoặc nhạc cụ tạo nhịp chính) như bass, trống, guitar, keyboard. Một số giọng hát chính của một số dòng nhạc như Rock N Roll cũng nằm mức âm này. Với mức âm này, mọi thứ dễ dàng hòa quyện với nhau, tạo một tổng thể thống nhất.
Âm lượng cấp độ 4: Âm thanh ở phần này tập trung chủ yếu là nhạc cụ nhịp điệu – rhythm và chord pad – nhạc cụ nền, chẳng hạn như piano nền, keyboard, guitar. Các trống trong nhiều bản nhạc jazz, mid of the road và easy rock cũng để ở mức này. Khi hồi âm muốn được trình diện như một âm thanh riêng biệt, nó cũng thường ở đây. Giọng hát nền và dàn dây cũng nằm mức âm lượng này.
Âm lượng cấp độ 5: Âm thanh cấp độ này bao gồm tiếng kick của nhạc jazz và nhạc cụ phát ra âm thanh lớn. Rất nhiều hiệu ứng, hồi âm được đặt ở đây, vì vậy hãy cẩn thận và kỹ càng. Chú ý rằng khi hồi âm càng nhiều, chúng giúp nhạc cụ chiếm nhiều không gian trong trường nghe nhạc, điều đó có thể tốt nếu một bản phối đơn giản, nhưng có hại với bản phối nhiều nhạc cụ. Các giọng hát nền đôi khi được xếp ở mức này. Các nhạc cụ khác được đặt ở đây đa phần chỉ có chức năng điền vào hỗn hợp, khiến hỗn hợp trở nên dày hơn, thế nên hình ảnh của chúng không rõ ràng và được xác định ở mức âm lượng thấp.
Âm lượng cấp độ 6: Âm thanh ở phần này thường được đặt phía xa trong hỗn hợp, rất nhẹ nhàng và khó phát hiện. Pink floyd nổi tiếng với việc thêm những tiếng thì thầm nhỏ hoặc những âm thanh siêu cao để thu hút bạn vào hòa âm. Âm thanh ở cấp độ này có thể rất hiệu quả, nhưng lại rất khó khi muốn bổ sung nó vào hỗn hợp trộn. Nếu âm thanh này không vừa phải, chúng sẽ tạo thành tiếng ồn không cần thiết.
Level 1 | Level 2 | Level 3 | Level 4 | Level 5 | Level 6 |
---|---|---|---|---|---|
Đồng hồ báo thức | Giọng hát chính | Rhythm chính | Rhythm nhẹ | Hiệu ứng | Tiếng thì thầm |
Tiếng nổ | Nhạc cụ chính | Giọng hát chính | Hợp âm pad | Kick (Jazz) | Nói chuyện |
Tiếng la hét | Boom | Tom | Drum (Jazz) | Humming | Ồn – Noise |
Kèn horn lớn | Snare (Dance) | Giọng hát nền | Giọng hát nền | Doubling | |
Nhạc cụ giao hưởng phát âm thanh lớn | Kick (Metal) | String | |||
Hi-hat (Jazz) | Reverb | ||||
Hiệu ứng tiếng ồn |
Cấp độ âm lượng trên nhạc cụ
Dưới đây là phân chia cấp độ sử dụng âm lượng cho mỗi loại nhạc cụ riêng biệt. Cách phân chia này chỉ mang tính tương đối, hướng dẫn. Thực tế, các cấp độ này phụ thuộc vào phong cách âm nhạc, bài hát và ý tưởng của người nhạc sĩ.
Vocal | Giọng hát
Thông thường giọng hát chính sẽ nằm ở cấp độ âm lượng 2 đến 4. Đôi khi nó nằm ở cấp độ 1 như trường hợp của nhạc acapella.
Cấp độ âm lượng 2 của giọng hát: Chúng ta thường tìm thấy giọng hát ở mức cấp độ 2 trong opera và middle of the road, như Barry Manilow và Frank Sinatra. Một số dân ca, ban nhạc lớn và nhạc đồng quê cũng đưa giọng hát ra trước. Bên cạnh phong cách âm nhạc, các chi tiết của bài hát cũng ảnh hưởng đến việc sắp xếp mức độ. Nếu lời bài hát là trọng tâm chính của âm nhạc (Bob Dylan) hoặc ca sĩ biểu diễn trực tiếp như Janis Joplin, Steve Winwood, Al Jarreau, Bobby Mcferrin, thì để giọng hát được phát huy hãy đẩy nó ra trước.
Nếu một bản nhạc quá dày đặc thì giọng hát thường được đặt ở khu vực mà các nhạc cụ bị giảm bớt, nhằm đảm bảo các chi tiết không đè lấn giọng hát. Giọng hát quá lớn có thể khiến phần còn lại của bản trộn khó nghe.
Bên cạnh phong cách âm nhạc, lý do phổ biến để đặt giọng hát ở mức này là chúng hòa quyện tốt với âm nhạc, không che nhịp điệu, giai điệu chung.
Cấp độ âm lượng 3 của giọng hát: Hầu hết giọng hát nền nằm ở cấp độ 3, chúng khiến bản trộn trở nên thoải mái mà vẫn đủ nghe để hiểu họ đang diễn tả điều gì. Các giọng hát ở cấp độ này không quá ồn ào đến mức làm mờ các phần còn lại của bản phối.
Cấp độ âm lượng 4 của giọng hát: Giọng hát ở cấp độ này thường rất thấp, nên bạn không thể hiểu được lời bài hát. Chủ yếu bạn nghe thấy lời thì thào không rõ ràng.
Snare drum
Âm lượng trống bẫy phụ thuộc vào phong cách âm nhạc, bài hát và mong muốn của band nhạc. Chúng thường giữ mức âm ở cấp độ 2 – 5.
Cấp độ âm lượng 2 của snare: Nhiều loại nhạc rock khác nhau đẩy trống bẫy ra trước hỗn hợp. Hãy tránh hiểu lầm giữ mức âm lượng thực tế và âm lượng của snare đã thêm âm vang. Thường trống bẫy có thêm âm vang nghe tạo cảm giác to hơn, nhưng thực tế chúng lại được đặt với mức âm lượng thấp. Với mức âm lượng này chỉ những tiếng trống bẫy hay hoặc phức tạp được thể hiện, bởi một tiếng trống bẫy đơn giản sẽ gây khó chịu. Tất nhiên bạn có thể không thích điều này. Ngoài ra, trống bẫy đặt ở mức này với tiết tấu nhịp thấp, đơn giản, chúng sẽ tạo ra nhiều khoảng trống hơn, giúp bài hát thể hiện tốt hơn.
Cấp độ âm lượng 3 của snare: Mức này khá phổ biến với dòng nhạc rock on roll. Trống bẫy ở mức này cũng phù hợp với nhiều dòng nhạc khác như heavy metal, blues và country.
Cấp độ âm lượng 4 của snare: Big band, easy rock, new age, nhạc rock những năm 50s và 60s thường có sự pha trộn trống bẫy ở mức âm này. Hầu hết nhạc ballad cũng sẽ đặt ở mức này, mặc dù nhiều bài ballad có tiếng lớn mức 2. Hiphop thường có độ thấp vì nhịp độ nhanh và sự sắp xếp khá dày đặc của tiết tấu trống.
Cấp độ âm lượng 5 của snare: Big band đôi khi có share thấp ở mức này.
Quy tắc chung về âm lượng của trống bẫy: “Âm thanh bẫy càng tốt, nó càng được đặt trong hỗn hợp âm lượng lớn, nhịp độ càng chậm tiếng trống snare càng lớn, càng bận rộn thì càng thấp”.
Kick drum
Tương tự như snare, phong cách sẽ ảnh hưởng đến âm lượng trong bản phối. Trống kick thường có xu hướng âm lượng từ cấp 2 đến 5. Nó cũng tăng quy mô âm lượng trong suốt quá trình, trước đây khá nhiều người không thích việc tăng âm lượng dần. Nhờ có rock, nó đã được nâng cấp độ. Sau đó metal đã đẩy nó sang mức độ khác. Nhạc rap và hiphop xuất hiện đưa nó lên tầm cỡ cao hơn. Bây giờ đa số chúng ta tìm thấy tiếng kick ở hầu hết các bản nhạc hiện đại.
Cấp độ âm lượng 1 của kick: Hiếm có trống kick nào có âm lượng lớn thế, tuy nhiên sự bùng nổ của nhạc rap 808, khiến nó được ở vị trí này.
Cấp độ âm lượng 2 của kick: Rap bùng nổ ở cấp độ này, cũng như trong nhạc hiphop, nhạc house. Trống kick metal đôi khi sẽ nặng ở mức này, dù nó có thể được đẩy tới mức này trong một số đoạn ngắn. Nhạc ballad có thể ở mức này, nhưng thường thấy ở nhạc blues và reggae.
Khi ở mức này, bạn cần luôn lưu ý rằng, âm thanh tần số thấp – low lớn sẽ chiếm một khoảng không gian trong hỗn hợp. Nên trước đó cần tính toán xem nó chiếm bao nhiêu và quyết định có làm nó nổi bật hay không.
Cấp độ âm lượng 3 của kick: Phổ biến nhất trong các phong cách âm nhạc, đặc biệt rock, blues, jazz và country.
Cấp độ âm lượng 4 của kick: Jazz, newage cũng như nhiều bản nhạc ballad, thường có sức bật ở cấp độ này. Điều thú vị là phần lớn âm nhạc của Jimi Hendrix được pha trộn với trống ở cấp độ 4, mức này bạn vẫn có thể nghe thấy nó. Tất nhiên, điều này phổ biến trong nhiều bài hát và phong cách âm nhạc thập niên 60.
Cũng giống như trống snare, âm lượng trong kick chủ yếu phụ thuộc vào phong cách âm nhạc. Tuy nhiên, cả bài hát và âm thanh nhạc cụ cũng góp phần quyết định điều này. Kick càng thú vị và phức tạp, thường sẽ khiến hỗn hợp nghe lớn hơn. Nhịp độ càng chậm, cú kick càng lớn. Sự sắp xếp càng bận rộn, cú kick càng thấp.
Cấp độ âm lượng 5 của kick: Nhạc của các big band thường có kick mức này.
Bass guitar
Guitar bass thường có âm lượng kéo dài từ cấp 1 đến 4. Nó chiếm nhiều không gian trong một bản phối, nó được đặt ở vị trí thấp – low hơn trong bản phối, nên nó không che khuất các nhạc cụ khác quá nhiều.
Nhờ sự phát triển của rock, sau đó là disco, bass đã tăng dần quy mô về âm lượng. Rap bắt đầu cuộc cách mạng nâng bass mạnh mẽ trong các bản trộn, khiến chúng thay đổi một cách tài tình.
Cấp độ âm lượng 1 của bass: Khá hiếm âm trầm lớn như vậy ngay cả trong nhạc rap, hiphop. Thông thường chỉ được bật ở vài khoảnh khắc nhất định trong bài hát.
Cấp độ âm lượng 2 của bass: Reggae và blues thường có mức âm bass ở mức này. Bởi vì âm trầm chính là phần chính trong bản nhạc, nó được phát ngay ở cấp độ này, giúp đưa nó lên trước. Điều này thường xảy ra trong nhạc jazz, đặc biệt nếu guitar bass là string. – Cấp độ âm lượng 3 của bass: Đây là mức phổ biến với nhạc guitar bass hầu hết phong cách âm nhạc. Không quá lớn đến mức chiếm quá nhiều không gian, nhưng vẫn đủ để nghe tốt.
Cấp độ âm lượng 4 của bass: Tiếng bass ở mức này thường thấy ở nhạc rock ‘n’ roll, big band. Trên thực tế, bass standup hoặc acoustic bass cũng ở mức này.
Thông thường, càng ít nhạc cụ trong một bản phối, âm trầm càng lớn vì cần một thứ gì đó lấp đầy khoảng trống giữa các loa. Ngoài ra, nếu bạn có nhiều nhạc cụ, sẽ không có đủ chỗ cho guitar bass và nó sẽ che âm thanh khác nếu nó quá lớn.
Trống Tom
Tom có đủ âm lượng từ 1 đến 6. Độ sáng của tom trong hỗn hợp tạo ra sự khác biệt rất lớn về mức độ chúng được che bởi các phần còn lại của hỗn hợp.
Cấp độ âm lượng 2 của tom: Tom đôi khi được đặt lớn như vậy vì thời lượng của chúng quá ngắn và chúng được phát hành rất thưa thớt. Khi âm thanh không kéo dài bao lâu, chúng có thể bật to hơn bởi chúng sẽ biến mất trước khi bạn nhận ra. Với tom có kết cấu không quá phức tạp, chúng sẽ được đưa âm lượng cao. Còn nếu được chơi thường xuyên trong bài hát, thì tom được chơi thấp.
Cấp độ âm lượng 3 của tom: Đây là mức phổ biến trong âm thanh hầu hết các nhạc hiện đại, chúng không quá lớn đến mức phá hủy nhịp hoặc lỡ nhịp bài hát.
Cấp độ âm lượng 4 của tom: Tom thường không lớn trong hầu hết các thể loại nhạc, nó ở đâu đó khoảng cấp 4. Điều này có thể liên quan đến cymbal khi nó bị rò rỉ âm thanh vào tom. Khi điều này xảy ra, âm thanh của cymbal sẽ bị rách, gây khó chịu ở trên mặt âm của tom. Bởi lẽ vậy họ sẽ vặn nhỏ âm tom xuống.
Cấp độ âm lượng 5, 6 biểu kiến của tom: Thường khi người ta sử dụng âm lượng dạng này thường là do người ta quên nó, hoặc kỹ sư cố tình lờ nó đi.
Hi-hat
Mức âm lượng của hi-hat phụ thuộc vào phong cách âm nhạc và chi tiết bài hát. Chúng thường có cấp độ từ 2 – 5.
Cấp độ âm lượng 2 của hi-hat: Hi-hat gây ra tiếng ồn thường phát từ nhạc metal hoặc R&B, Hiphop và jazz nằm trong cấp độ ẩm lượng này.
Cấp độ âm lượng 3 – 4 của hi-hat: Hi-hat thường dao động ở mức này với hầu hết các thể loại nhạc, đặc biệt là rock ‘n’ roll.
Cấp độ âm lượng 5 của hi-hat: Mặc dù, hi-hat ở mức này không chiếm nhiều không gian trong một hỗn hợp, nhưng nó vẫn hoạt động tốt. Nó không chỉ là một loại âm thanh sắc sảo mà còn có độ phân giải cao trong một dải tần mà rất ít nhạc cụ khác có được. Do đó, ngay cả khi được đặt ở mức thấp trong hỗn hợp, nó vẫn có thể được nghe tốt.
Cymbal
Chũm chọe cho phạm vi màu sắc tốt trong khoảng cấp độ từ 1 – 6. Tùy phong cách âm nhạc mà có sự khác biệt.
Cấp độ âm lượng 2 của cymbal: Không phải quá thường xuyên mà chũm chọe ở cấp độ này, mặc dù những band nhạc như Led Zeppelin và Creedence Clearwater Revival cũng thỉnh thoảng đặt chúng lớn đến mức này.
Cấp độ âm lượng 3, 4 của hi-hat: Hầu hết chũm chọe đều được đặt các mức này để chúng được thể hiện rõ ràng nhưng vẫn hòa hợp với phần còn lại của các đoạn nhạc cụ trong bài hát.
Cấp độ âm lượng 5, 6 của hi-hat: Chũm chọe ở cấp độ 5 hoặc 6 thường mang tính chất là nó vẫn xuất hiện ở đó vì âm thanh của chúng hoặc bị che khuất bởi các âm thanh khác trong hỗn hợp.
Effects | Hiệu ứng
Khối lượng của các hiệu ứng khác nhau rất khác nhau trên phổ mức âm. Ví dụ, reverb đã tăng quy mô xuất hiện nhiều hơn và lớn hơn trong những năm qua.
Cấp độ âm lượng 1 của hiệu ứng: Hiệu ứng hiếm khi xảy ra lớn như vậy trong một hỗn hợp, thường chỉ khi chúng có thời gian xuất hiện cực kỳ ngắn hoặc với mật độ ít. Chúng có thể đủ gây sốc để có tác động lâu dài đến khả năng nghe của chúng ta nếu ta nghe quá lâu.
Cấp độ âm lượng 2 của hiệu ứng: Hồi âm ở cấp độ này thường xuất hiện trên trống snare, chủ yếu phụ thuộc vào bài hát và phong cách âm nhạc muốn tạo sự độc đáo.
Độ trễ thường ở cùng mức độ với âm thanh gốc nhằm làm nó nổi bật. Ví dụ, một cây guitar hoặc giọng hát chính có thể dễ dàng có độ trễ lớn khiến chúng thể hiện rõ ràng hơn. Các hiệu ứng kiểu mặt bích – flanger đôi khi cũng ở cấp độ này.
Cấp độ âm lượng 3, 4 của hiệu ứng: Hầu hết các hiệu ứng được đặt ở mức này, đủ lớn để nghe thấy chi tiết bên trong hiệu ứng, nhưng không quá lớn đến mức lấn át âm thanh khác trong hỗn hợp.
Cấp độ âm lượng 5 của hiệu ứng: Reverb thường ở mức này và khá khó nhận ra đối với hầu hết người nghe. Thường được dùng để làm quyện các nhạc cụ, giúp chúng hòa vào tổng thể chung. Nhưng hãy chú ý rằng việc này có thể khiến âm thanh bản trộn lầy lội.
Các nhạc cụ khác
Đối với các nhạc cụ khác, các thông số về cấp độ khá khác nhau, không có quy định về cấp độ cụ thể. Phía trên tôi chỉ đề cập những vấn đề liên quan đến cấp độ, khiến cho bạn dễ dàng tạo sự đặc biệt cho bản nhạc và đó cũng là cấp độ cơ bản để bạn làm việc và so sánh với các cấp độ của các nhạc cụ khác.
Xem thêm:
- Cách xác định hình ảnh đại diện cho các phần tử trong âm thanh
- Hướng dẫn sử dụng tai nghe kiểm âm và những lưu ý khi kiểm âm
- VST và Library trong sản xuất âm nhạc là gì?
- Hát bè Hòa âm (Harmony) và bè (Back Vocal)